DẤU CHÂN CỦA MỘT NGƯỜI CHA

Vương Trọng - Cựu SV Khoa Toán – Cơ – Tin học
Trích tuyển tập thơ “Từ cánh cửa trường” của Trường Đại học Tổng hợp in năm 1976

Nắng mưa, năm tháng không mờ
Những dấu chân cha trên mái chợ
Những dấu chân hồng màu ngói phố,
Những dấu chân ánh sáng mặt trời.


Bàn chân cha rộng dài
Ngón cái choăi: Một đời chân đất.
Máu đă nhuộm, dấu chân không thể mất
Ghi những ngày đất nước mới khai sinh.

Giặc kéo vào vây chợ Đồng Xuân
Tiếng súng máy dội tường nghe long óc
Dao thái thịt trong tay, cha nắm chặt
Nghiến rang nh́n những mũ sắt lao lên

“Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” (1)
Lệnh kháng chiến cho cha thành chiến sĩ
Cho bác Cả, chú Hai thành đồng chí
Lưỡi dao bay sát mặt những quầy hàng.

Ai ngă xuống rồi:
“Việt Nam muôn năm!”
Tiếng hô mạnh nhát dao người đang chém.
Hà Nội của cha, cha dựa vào thế hiểm
Quần với quân thù trên những mái tôn
Cha bị thương máu chảy ướt bàn chân
Bàn chân đóng dấu son lên mái chợ
Sức c̣n lại, dao vung lên, thêm giặc đổ
Cha ngă xuống nằm, Hà Nội mở ḷng ôm…

Hơn hai chục năm sau, Đất nước, giặc đang c̣n
Nơi cha ngă chính là nơi con xuất trận
Thành phố gửi theo bao kỷ niệm
Sáng trong đầu những dấu chân son!
10-1974

(1) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (20-12- 1946)

TIẾNG ĐÀN BẦU TRÊN TRẬN ĐỊA

Vương Trọng - Cựu SV Khoa Toán – Cơ – Tin học
Trích tuyển tập thơ “Từ cánh cửa trường” của Trường Đại học Tổng hợp in năm 1976

Đèn pháo sáng trên cao phụt tắt
Trả ṿm trời cho những v́ sao
Tiếng động cơ xa dần và khi ấy
Không gian ta ngân rung tiếng đàn bầu

Tiếng đàn bầu mở đầu tiếng thơ
Mềm như những cánh c̣ bay lả
Tṛn như ụ pháo, rộng tựa bến phà
Quây quần quanh trận địa ngân nga

Pháo thủ vẫn nguyên trên từng vị trí
Tiếng đàn bầu trong mũ sắt lung linh
Có nhớ thương của câu dặm ví
Có dịu dàng khúc quan họ Bắc Ninh

Tiếng đàn bầu vang trong ḷng mênh mông
Những v́ sao lắng nghe thôi nhấp nháy
Cơn gió thổi từ một miền lửa cháy
Cũng mơn man trong âm điệu thanh b́nh

Những ṇng pháo đứng nghe nguội dần
Tiếng đàn bầu mát như nước giội
Lá ngụy trang có phải tươi trở lại
Mà âm thầm trăm tai vểnh lên cao

Pháo thủ lắng nghe tiếng đàn bầu
Nỗi xúc cảm râm ran trong mạch máu
Ôi đất nước sau tiếng gầm của pháo
Tiếng đàn bầu mở đầu tiết mục tiếng thơ.
12-1970

TÂM SỰ NGƯỜI ĐI

Đặng Hấn – Cựu sinh viên Khoa Toán – Cơ –Tin học
Trích tuyển tập thơ “Từ cánh cửa trường” của Trường Đại học Tổng hợp in năm 1976
Tặng K.

- Ḿnh đi các cậu nhé!
Bạn tôi lên xe,
Tay bắt chặt, bước đi dứt khoát.
Đứng ngẩn nh́n… xe khuất.
Tôi lại về trong tâm sự đêm qua.

Tôi hỏi nó nghĩ ǵ trước lúc đi xa
- “ Nghĩ nhiều thứ! Nhưng… có ǵ phải nghĩ!
Ḿnh có nhiều ước mơ, mê nhiều công việc
Rứt ra đi ai chả vấn vương
Nhưng khi ta ngồi nghiên cứu điện từ trường
Bom-từ- trường cứ nổ
Khi cậu say sưa những chương về tọa độ
Bom-tọa- độ quân thù đang gieo thương đau
Lên đường thôi!
Việc ấy hẹn hôm sau”

Tôi biết bạn tôi có nhiều dự định
Cuốn từ điển cho kỹ sư đang soạn chưa xong…
Cơ quan cho mười lăm ngày phép
Giục măi mới về thăm mẹ hai hôm
Qua phút trầm tư giọng bạn đầy thú vị:
- “ Cậu xem:
Xưa cụ Nguyễn Trăi tay cầm kiếm, tay viết thơ,
Nay lứa con cháu Bác Hồ
Vừa đánh Mỹ, vừa làm Khoa học.
Gian khổ chứ, mà cánh thơ vẫn mọc…”
Nó cười nói thêm:
- “Ấy là cả đội ngũ chúng ḿnh
Đừng bảo anh em kiêu đấy nhé!”

Nó ra đi. Hành trang gọn nhẹ
Gửi lại tôi một chồng sách quư
Tôi như nhận một niềm tin
Và nhận về ḿnh
Cả những điều nó đang suy nghĩ…
1-1972

THƯƠNG NHỚ…

Đặng Hấn – Cựu sinh viên Khoa Toán – Cơ –Tin học
Trích tuyển tập thơ “Từ cánh cửa trường” của Trường Đại học Tổng hợp in năm 1976
Kính tặng nhà toán học H.T sau khi đọc bài
Một giờ với Bác của anh (1)

Không ǵ rộng bằng Không – gian – thương.
Không có ǵ rộng bằng phạm trù nỗi nhớ
Bác mất rồi
Con đêm nhớ, ngày thương.


Ôi phút giây sung sướng giờ con vẫn bàng hoàng
Bên Bác một giờ - Hạnh phúc cả đời con làm toán học

 

Ai biết Bác đă viết lời Di chúc
Ba tháng trước con gặp Bác hôm nào
Bác yếu rồi, người Bác có gầy hao,
Vui gặp Bác khiến con nh́n chẳng rơ.
Trái tim Bác chứa bao điều lớn nhỏ
Vẫn lo cho dân từ việc mua hàng
Môn toán vận trù Bác vẫn quan tâm
Làm toán 40 năm nghe Bác giảng lần đầu con mới rơ.
Bác chỉ nơi tim ḿnh: “ vận trù được là nhờ ở đó”
Con hiểu rồi, sẽ nhớ trọn đời con
Con đi bán bia, bán gạo, con làm toán – sắp – hàng,
Toán học phải đâu cầu kỳ xa lạ
Những việc ấy không nhỏ đâu
Tới phút ra đi Bác Hồ vẫn nhớ,
Con hồi hộp ghi kết quả ban đầu
Đợi đúng hạn lên thưa với Bác
Nhưng chẳng kịp rồi
Trái tim buốt nghẹn
Bác đi rồi sao? Bác Hồ ơi!

Ôi việc đầu Bác giao, cũng là việc cuối cùng
Con sẽ nhớ nỗi đau bằng hoàn thành vượt mức
Con ân hận: sao chẳng tự nghĩ ra từ trước
Để những ngày cuối cùng Bác bớt một niềm lo!
Bác ơi!
Tim Bác vô cùng, ḷng Bác bao la
Nên càng rộng, càng sâu nỗi ḷng con thương nhớ

Không có ǵ rộng bằng không gian thương
Không có ǵ sâu bằng phạm trù nỗi nhớ.
1970.

(1) Cuối tháng 7 -1969, Bác cho gọi nhà Toán học Hoàng Tụy để giao nhiệm vụ áp dụng toán
học vào việc cải tiến phân phối, mua bán hàng hóa ở Hà Nội. Trong buổi đó Bác đă giảng về
xuất xứ của chữ “vận trù học”.
“Phạm trù”, “Không gian thương”, “vận trù học”, “toán sắp hàng”…là các khái niệm trong
toán học hiện đại.