BÁT CƠM SÁNG ÂN T̀NH

 

      Niên học 1985 - 1986, chúng tôi là sinh viên năm thứ 3 Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của chế độ bao cấp trước đổi mới. Lúc này, viện trợ của Liên Xô đă sút giảm và chỉ c̣n lại các yếu phẩm như bột mỳ, phân bón… Tiêu chuẩn gạo nhiều tháng không có. Thậm chí cán bộ công nhân viên chức phải lĩnh gạo bằng phân bón. Sinh viên nội trú của Trường Đại học Tổng hợp, ngày 2 bữa bo bo là loại mỳ hột chưa xay của Nga. Với loại lương thực này, dù đang trong lứa tuổi thanh niên sung sức nhưng dạ dày cũng chỉ hấp thụ được 50-60% và tất nhiên với lượng calo như thế chỉ phục vụ được nhu cầu đi lại thôi cũng chưa chắc đă đủ. Sinh viên khoa Văn đă có câu “30 tuổi vật giật ḿnh thèm cơm tẻ”. Câu văn vần cảm thán này đă nói lên tất cả. Sinh viên phải đối mặt với cái đói triền miên, và lúc đó quả thực chúng tôi chỉ mong có một bữa cơm no. Giấc mơ thật bé nhỏ nhưng nó lại xa vời với lũ sinh viên nghèo nội trú chúng tôi. Nh́n khuôn mặt hốc hác của các sinh viên, Ban chủ nhiệm Khoa lúc bấy giờ, đứng đầu là Giáo sư Hoàng Hữu Như, đă họp bàn với các thầy cô, để t́m cách giúp đỡ cho sinh viên có một chút ǵ vào bụng cho các em lên lớp, và các thầy cô đă đi đến quyết định (mà chỉ Khoa Toán mới làm được) là dành một phần tiền ít ỏi, trong việc sản xuất sơn để cho sinh viên, mỗi sinh viên một bát cơm sáng. Thức ăn là nước mắm pha loăng. Thực hiện việc nấu cơm sáng này là gia đ́nh Thầy Vũ Ngọc Loăn, giảng viên của Khoa. Thầy ở cùng gia đ́nh trong một gian nhà cấp 4 trong khu tập thể Mễ Tŕ. Khỏi nói lũ sinh viên đang đói khát chúng tôi hạnh phúc biết nhường nào. Chỉ là một bát cơm buổi sáng mùa đông giá rét, thức ăn là nước mắm đại dương nhưng đă giúp cho chúng tôi vượt qua cái đói, cái rét của mùa đông năm đó. Và quan trọng hơn là t́nh người, t́nh thầy tṛ của các thầy cô, giáo đối với sinh viên của ḿnh. Thật cảm động bởi chúng tôi biết các thầy, cô giáo lúc đó cũng đang phải đối mặt với cuộc sống thiếu thốn trăm bề. Bát cơm sáng đă cho chúng tôi một nghị lực vô bờ để vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

      Nhiều năm đă trôi qua, bát cơm ân t́nh buổi sáng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm chúng tôi. Bát cơm sáng đă theo chúng tôi suốt hành tŕnh của cuộc đời. Nó hiển hiện cả trong những giấc mơ đời. Những chặng đường tôi đi từ quận 13 Paris, đến quận Cam xa lắc cùng những địa danh khác trên khắp trái đất, vẫn một bát khi đói đầy t́nh nghĩa năm ấy với một ḷng biết ơn sâu sắc những người thầy, người cô đáng kính, măi măi không bao giờ có thể quên được.

      Trở lại giảng đường xưa sau hơn 30 năm bôn ba khắp các phương trời, vẫn c̣n nguyên đâu đó trên nhà liên hợp là mùi thuốc lá của nhà máy thuốc lá Thăng Long, tôi bồi hồi nhớ lại những khuôn mặt của Thầy, Cô xưa: người c̣n, người mất… nhưng bát cơm buổi sáng năm nào, tôi biết sẽ c̣n cùng chúng tôi măi măi trên hành tŕnh này./.

Warsaw, Poland ngày 25/06/2016

Đỗ Quân (Đỗ Trọng Quân)

Sinh viên K28, Khoa Toán-Cơ-Tin học