1. T́nh h́nh đào tạo cán bộ cao đẳng đại học trong Kháng chiến chống Pháp

            Cách mạng tháng Tám năm 1946 thành công, chế độ dân chủ cộng ḥa được thành lập. Cùng với sự thay đổi to lớn về mọi mặt của đất nước và của dân tộc, nền giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục đại học và cao đẳng cũng thực hiện bước ngoặt vĩ đại theo phương châm: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.

            Trong những năm Kháng chiến chống Pháp, một số trường đại học và cao đẳng đă được thành lập: Đại học Văn Khoa ở Thanh Hóa và Nghệ An, một số lớp Toán học đại cương ở Nghệ An và Việt Bắc. Đến năm 1952 trường Dự bị Đại học ra đời ở Thanh Hóa gồm hai ban Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xă hội. Từ năm 1951 tại khu học xá Trung ương đặt nhờ tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) cũng mở trường Khoa học Cơ bản (Khoa học Tự nhiên), trường Ngoại ngữ Hoa văn, trường Sư phạm Trung và Cao cấp. Tiếng Việt được dùng làm chuyên ngữ trong giảng dạy và học tập cho mọi trường.

            Từ năm học 1950-1951, ở vùng tự do và kháng chiến đă dần dần h́nh thành ba trung tâm đại học:

1) Trung tâm Việt Bắc, gồm các trường Đại học Y, Ban Quân Dược, Cao đẳng Công Chính, Cao đẳng Mỹ thuật.

2) Trung tâm Thanh Nghệ với 2 phân hiệu Khoa học Xă Hội và Khoa học Tự nhiên để đào tạo cán bộ Khoa học và giáo viên trung học

3) Khu học xá Trung ương.

            Cũng cần nói thêm rằng ở miền Bắc trong vùng tạm chiếm có trường Đại học Khoa học và trường Cao đẳng Khoa học của Pháp đặt tại Hà Nội cùng với một số trường Đại học hệ Y - Dược, Đại học Luật Khoa và trường Cao đẳng chuyên ngành khác. Tất cả các trường Đại học và Cao đẳng này tập hợp thành Viện Đại học Đông Dương. Lưu ư rằng trong năm học 1941 - 1942 là năm có số sinh viên đông nhất th́ các trường đại học ở Hà Nội này cũng chỉ có 834 người, trong đó có 628 sinh viên Việt Nam (theo số liệu của Lược Đại học Tổng hợp Hà Nội do GS Đinh Xuân Lâm chủ biên).

2. Chặng đường phát triển đầu tiên 1956 - 1965

            Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đă kết thúc cuộc Kháng chiến 9 năm của dân tộc Việt Nam. Ngày 1/1/1955 quân dân Hà Nội đón mừng Hồ Chủ Tịch, Trung ương Đảng và Chính Phủ trở về thủ đô.

            Các trường đại học cũng lần lượt chuyển về Hà Nội. Những ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn. Khi thực dân Pháp rút về Nam, một số giáo sư và nhân viên nhà trường đă di cư vào Nam. Các thiết bị thí nghiệm, thư viện, hồ sơ cũng đều bị mang đi. Khu học xá Việt Nam (ở Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay), đă bị phá hỏng nghiêm trọng. Ḥa b́nh lập lại trên miền Bắc, ngay trong năm học 1954-1955, dựa vào cơ sở các trường đại học ở vùng tự do chuyển về, Bộ Giáo dục cho phép một số trường Đại học khai giảng trong đó có Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học, Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học, Đại học Y – Dược. Số sinh viên tuyển chọn gồm 300 sinh viên cũ từ các cơ sở đại học trong Kháng chiến về và 850 sinh viên mới tuyển.

            Cuối 1955 bộ Giáo dục cho nhập 2 trường Đại học Sư phạm Văn Khoa và Đại học Văn Khoa thành trường Đại học Sư phạm Văn Khoa cũng như 2 trường Đại học Sư phạm Khoa học và Đại học Khoa học hợp lại thành trường Đại học Sư phạm Khoa học.

            Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của sự nghiệp xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất nước nhà, kết hợp nhu cầu trước mắt, lâu dài và yêu cầu phát triển Khoa học Cơ bản và Khoa học Ứng dụng, ngày 4/6/1956 Chính phủ đă ra quyết định số 2183/TC thành lập 5 trường đại học: Đại học Tổng hợp, Đại học Y Dược, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm và 15 trường Trung học chuyên nghiệp.

            Thi hành quyết định của Chính phủ, ngày 4/9/1956 Bộ Giáo dục đă ra nghị định số 775-ND bổ nhiệm Giám đốc nhà trường, Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm các Khoa Toán - Lư – Hóa – Vạn; Văn - Sử.

     Ngày 4 tháng 9 năm 1956 có thể xem là ngày thành lập Khoa Toán ngày nay.

            Khu Đại học Việt Nam ở số 19 Lê Thánh Tông Hà Nội là cơ sở đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nơi làm việc của Ban Giám đốc của các khoa và là nơi học tập của sinh viên. Khu Việt Nam học xá ở phố Bạch Mai là nơi ở của sinh viên nội trú.

            Giám đốc Đại học Tổng hợp là Giáo sư Ngụy Như KonTum, một nhà Vật lư nổi tiếng có thời kỳ là nghiên cứu sinh -  trợ giảng cho nhà bác học Giolio-Curie vĩ đại.

            Phó Giám đốc Đại học Tổng hợp là GS TSKH Lê Văn Thiêm người đă từng bảo vệ luận án tiến sĩ A Toán học tại Đức năm 1945 và đến năm 1948 bảo vệ luận án Tiến sĩ Quốc Gia về Toán tại Pháp. Năm 1949, ông trở về nước theo lời kêu gọi của Tổ quốc. Trong thời gian đầu  GS.TSKH. Lê Văn Thiêm làm Phó Giám đốc Đại học Tổng hợp kiêm Chủ nhiệm khoa Toán - Lư – Hóa – Vạn.

            Ngày 15/10/1956 khóa học đầu tiên của sinh viên ngành Toán đă được long trọng khai giảng tại giảng đường lớn Khu Đại học Việt Nam tại 19 Lê Thánh Tông, với 65 sinh viên ngành Toán (chiếm khoảng 15% tổng số sinh viên toàn trường).

            Các giảng viên Toán đầu tiên của Khoa là:

            Giáo sư Lê Văn Thiêm, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, Khúc Ngọc Khảm, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thừa Hợp, Nguyễn Bác Văn, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Đường, Lê Minh Khanh, Phó Đức Tố, Trần Văn Hạo, Nguyễn Văn Chù, Hoàng Phương.

Theo sự phân công của GS Lê Văn Thiêm, trong những năm đầu tiên:

Thầy Hoàng Phương và Nguyễn Bác Văn dạy Giải tích.

Thầy Khúc Ngọc Khảm dạy Đại số.

Thầy Nguyễn Cảnh Toàn dạy H́nh giải tích.

Thầy Nguyễn Thúc Hào dạy H́nh vi phân.

Thầy Phó Đức Tố dạy H́nh học họa h́nh.

Thầy Nguyễn Văn Chú dạy Cơ lư thuyết.

Thầy Lê Văn Thiêm dạy Hàm biến phức.

Thầy Nguyễn Thừa Hợp dạy Phương tŕnh đạo hàm riêng.

            Các thầy Hoàng Hữu Đường, Trần Văn Hạo và Phan Đức Chính mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm lúc đầu chữa bài tập H́nh học Giải tích và Đại số về sau các thầy dạy cả lư thuyết.

            Trong 2 năm học 1956 – 1957 và 1957 - 1958 vượt qua những thiếu thốn khó khăn nhiều mặt trong buổi đầu xây dựng, cán bộ và sinh viên của Khoa đă dần dần ổn định nền nếp học tập làm việc. Việc biên soạn chương tŕnh giáo tŕnh giảng dạy được đặt lên cấp thiết hàng đầu. Cán bộ của Khoa rất coi trọng tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước XHCN thời bấy giờ. Nhiều giáo tŕnh cơ sở trong nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học của Liên Xô thời bấy giờ đă được dịch ra tiếng Việt để làm tài liệu giảng dạy và tham khảo. Anh chị em sinh viên khóa I và khóa II miệt mài học tập, Khoa chuẩn bị đón sinh viên khóa III.

            Với cán bộ, chương tŕnh giảng dạy được ổn định dần, công tác nghiên cứu Khoa học trước hết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được chú trọng, việc bồi dưỡng tŕnh độ cán bộ được coi trọng và có sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô thời bấy giờ, giáo dục tư tưởng chính trị giữ vị trí quan trọng trong chương tŕnh và kế hoạch đào tạo, các môn Khoa học về Chủ nghĩa Mác – Lenin được chú ư đặc biệt. Ngoại ngữ dạy tiếng Nga là chủ yếu. Mỗi khóa sinh viên được tham gia lao động chủ yếu là nông nghiệp, một tháng  3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân.

            Với nhiều lư do khác nhau, chỉ có 25 sinh viên khóa I lên năm thứ 2. Chương tŕnh học trong những năm đầu mỗi khóa học 3 năm.

            Tháng 6 năm 1959 trường Đại học Tổng hợp Hà Nội làm lễ tốt nghiệp ra trường khóa đầu tiên (1956 - 1959) cho 219 sinh viên (trong đó có 17 nữ) trong số đó có 24 sinh viên ngành toán (có 2 nữ). Có 8 người trong số này là Nguyễn Công Thúy, Hoàng Hữu Như, Phạm Ngọc Thao, Hoàng Đức Nguyên, Nguyễn Hữu Ngự, Huỳnh Sum, Đào Huy Bích và Phan Văn Hạp sau này ở lại Khoa làm cán bộ giảng dạy.

            Bước vào năm 1960, cùng cả trường Khoa Toán - Lư có bước chuyển ḿnh mạnh mẽ, qui mô đào tạo được mở rộng số sinh viên tuyển vào trường từ 430 người năm học 1956 - 1957 tăng lên 967 người năm học 1960 - 1961 (ngành toán có 80 người).

            Song song với việc đào tạo dài hạn năm 1960 Khoa c̣n tổ chức mở lớp ngắn hạn bổ túc toán theo tŕnh độ đại cương 1 năm.

            Năm 1960 kư túc xá Phúc Xá được xây dựng dành cho sinh viên ngành Toán, Vật Lư và Hóa.

Ngày 26/01/1960 Bộ Giáo dục ra nghị định số 34-ND qui định bộ máy trường Đại học Tổng hợp gồm có: Khoa Tự nhiên, Khoa Xă hội, Pḥng Tổ chức Cán bộ, Pḥng Hành chính Quản trị, Kư túc xá.

            GS Lê Văn Thiêm vẫn là Phó Giám đốc Đại học Tổng hợp kiêm Chủ nhiệm Khoa Tự nhiên.

            Ngày 22/10/1961 theo đề nghị của Giám đốc nhà trường, Bộ Giáo dục ra quyết định số 705/QD chia Khoa Tự nhiên thành 3 khoa: Toán - Lư, Sinh vật và Hóa.

            Khoa Toán- Lư do GS Hoàng Tụy làm Chủ nhiệm, GS Nguyễn Hoàng Phương và nhà giáo Trần Văn Dung làm Phó Chủ nhiệm.

            Thầy Hoàng Tụy lúc này vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (PTS) từ Liên Xô về. Sau này thầy trở thành nhà Toán học nổi tiếng trong nước và trên thế giới.

            Khoa Toán- Lư lớn mạnh nhanh chóng nên đến năm học 1964 - 1965 lại được tách thành 2 khoa: Khoa Toán và Khoa Vật Lư. Khoa Toán do GS Hoàng Tụy làm Chủ nhiệm. Nhà giáo Trần Vinh Hiển và nhà giáo Quản Ngọc Hồ làm Phó Chủ nhiệm.

            Thư viện trường được thành lập ngày 15/04/1959. Đến năm học 1964-1965 Khoa Toán đă có thư viện riêng do cô Thụy Anh phụ trách. Tại thời điểm này, bộ máy tổ chức của Khoa Toán coi như đă ổn định, Khoa lúc này có 4 bộ môn.

Bộ môn Giải tích do thầy Hoàng Hữu Đường làm chủ nhiệm.

Bộ môn Xác suất do thầy Nguyễn Bác Văn làm chủ nhiệm.

Bộ môn Cơ học do thầy Khúc Ngọc Khảm chủ nhiệm sau được hay bởi thầy Nguyễn Chi.

Bộ môn Phương pháp tính do thầy Nguyễn Công Thúy làm quyền chủ nhiệm.

            Về công tác đào tạo, tính đến năm học 1964-1965 Khoa đă đào tạo được 6 Khóa cho ngành Toán. Khóa I đào tạo được 24 người hầu hết đều trở thành cán bộ đầu đàn của ngành ở các trường.

            Khóa II (1957-1960) gồm 14 người; trong đó số giữ lại Khoa làm cán bộ giảng dạy là: Phạm Quang Đức, Hoàng Gia Khánh, Nguyễn Khắc Phúc, Hồ Bá Thuận, Phạm Hữu Vĩnh và Nguyễn Chi.

            Khóa III (1958-1961) gồm 33 người. Những sinh viên tốt nghiệp khóa này được giữ lại giảng dạy ở Khoa là: Lê Xuân Cận, Bùi Công Cường, Phạm Văn Điều, Nguyễn Quư Hỷ, Thân Lầu, Đào Hà Phúc và Nguyễn Quốc Toản. Số c̣n lại của khóa II và khóa III hầu hết trở thành giảng viên Toán của các trường Đại học khác.

            Từ khóa IV(1959-1962) do nhu cầu của xă hội và khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên, Khoa bắt đầu mở rộng đào tạo mỗi khóa tuyển sinh không dưới 80 người.

            Khóa IV tuyển 80 người, sau 3 năm học tập th́ cho tốt nghiệp ra trường hầu hết, Khoa chỉ giữ lại 16 người có năng khiếu vượt trội để vừa học chương tŕnh bổ sung 1 năm (năm thứ 4) vừa tham gia chữa bài tập trợ giúp các giảng viên của Khoa. Số này được phân công học theo từng chuyên ngành cụ thể.

            Khóa này là khóa có nhiều người được giữ lại làm giảng viên cho Khoa đông nhất gồm: Nguyễn Ngọc Chất, Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Lâm, Trần Đức Long, Nguyễn Xuân My, Nguyễn Văn Phó, Nguyễn Quang Thái, Trần Văn Triển.

            Sinh viên các khóa V, VI, VII được đào tạo theo mô h́nh tuyển sinh mỗi khóa khoảng 80 người, sau 3 năm tốt nghiệp ¾ số này, c̣n 20 người học tiếp năm thứ 4 và sẽ tốt nghiệp hệ 4 năm. Về sau những người tốt nghiệp hệ 3 năm, sau một thời gian công tác được quay lại trường học bổ túc thêm 1 năm. Tuy chỉ 1 năm những rất bổ ích v́ học viên có kiến thức cơ bản vững do đă qua công tác.

            Sinh viên các khóa V, VI, VII trong 2 năm cuối (năm thứ 3, năm thứ 4) được phân ra nhiều chuyên ban và được học các chuyên đề bắt buộc hoặc tự chọn.

 - Lư thuyết Nevalina.

- Bổ túc Giải tích.

- Bổ túc Xác suất.

- Cơ lượng tử.

- Lư thuyết bản vỏ .

- Lư thuyết đàn dẻo.

- Bổ túc Đại số.

- Phương pháp tính.

- Lư thuyết đồ thị và qui hoạch.

- Lư thuyết luồng

   .….

            Sinh viên mỗi khóa 2 năm đầu được học tiếng Nga và năm cuối được học tiếng Anh. Do cố gắng học nên sau khi tốt nghiệp hầu hết đều sử dụng được sách toán viết bằng tiếng Nga hoặc bằng tiếng Anh.

            Về cơ sở vật chất từ 1960 Khoa đă có số lượng sinh viên hàng năm xấp xỉ 200 người. Khoa đă có được một số nhà cấp 4 ở Kư túc xá Phúc Xá để làm chỗ học và ăn ở cho sinh viên từ khóa V.

            Về chỗ làm việc cho cán bộ, Khoa Toán và Khoa Lư được sử dụng cơ sở số 9, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trường Albert Xaraut cũ). Đây là cơ sở làm việc trong những năm 1960 - 1965 của Ban Chủ nhiệm Khoa Toán, của Bí thư Khoa: Đào Hà Phúc, của Thư kư Khoa: Nguyễn Quốc Trụ và cũng là nơi đặt thư viện Khoa do thủ thư Nguyễn Thị Thụy Anh làm quản lư. Nơi đây cũng có một hội trường lớn, một số pḥng học chuyên đề và một số pḥng thí nghiệm dành cho Cơ học và Vật lư.

            Năm học 1964 -  1965 sinh viên Khoa Toán được chuyển về khu nhà D1 cạnh kư túc xá sinh viên Mễ Tŕ (nay thuộc quyền quản lư của trường Đại học Hà Nội ).

            Thi hành lệnh sơ tán khỏi thủ đô từ tháng 8/1965, Khoa Toán theo trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyển về huyện Đại Từ (Bắc Thái) thuộc vùng căn cứ địa Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp.

            Về đội ngũ giảng viên của Khoa Toán:

            Khóa V cung cấp: Nguyễn Xuân Bôi, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Cát Hồ, Nguyễn Văn Hữu.

            Khóa VI cung cấp: Nguyễn Khắc Lân, Nguyễn Viết Phú, Nguyễn Duy Tiến.

            Cho đến năm 1965 Khoa c̣n được bổ sung nguồn cán bộ được đào tạo từ nước ngoài về (chủ yếu từ Liên Xô).

            Bùi Tường (1959)

            Nguyễn Đống (1962)

            Vương Quốc Cường (1963)

            Lê Đ́nh Thịnh (1963)

            Nguyễn Trường (1964)

            Đặc biệt có 4 tiến sĩ (PTS) vừa hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu ở Liên Xô về vào năm 1965 -1966 gồm Đào Huy Bích (1965) và Phan Văn Hạp (1965), Nguyễn Hữu Ngự (1965) và Hoàng Hữu Như (1966).

            Như vậy cho đến năm học 1965 - 1966 Khoa đă có gần 40 cán bộ giảng viên với chất lượng được chọn lọc trong đó có 6 tiến sĩ (PTS), một thành công rất đáng khâm phục về việc xây dựng đội ngũ trong 10 năm đầu tiên đầy khó khăn.

            Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Khoa rất chú trọng nâng cao năng lực cán bộ. Một số cán bộ lần lượt được cử đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở nước ngoài. Nhà trường và Khoa đă mời một số chuyên gia toán học từ đất nước Liên Xô đến Khoa để bồi dưỡng cán bộ như GS Ersov (1961-1963), GS Lukianov, GS Ovchinikov, GS Ghirsanov (1962-1963) và GS Lavrentiev (1963),... Quan trọng hơn hết là tinh thần tự học tự nghiên cứu để nâng cao tŕnh độ của đội ngũ cán bộ vừa trẻ vừa nhiệt huyết tràn đầy, vừa tự bồi dưỡng để dạy, để viết giáo tŕnh, dịch sách phục vụ việc chuyển từ đào tạo 3 năm mỗi khóa lên hệ đào tạo 4 năm sau 5 năm thành lập, v́ việc đào tạo năm thứ 4 đ̣i hỏi chuẩn bị chuyên đề và đề tài khóa luận công phu. Hàng chục giáo tŕnh được biên soạn hoặc dịch ra đời trong những năm này.

            Song song với việc đẩy mạnh công tác đào tạo, Khoa chú trọng với công tác nghiên cứu khoa học, điển h́nh là từ năm 1960 đến năm 1965 nhà trường đă tổ chức 5 hội nghị khoa học lớn với 506 đề tài, trong đó Khoa Toán có nhiều đề tài, cán bộ và sinh viên Khoa Toán đă đi tiên phong trong việc ứng dụng vận trù học trong giao thông vận tải và sản xuất, trong việc ứng dụng xác suất lập bảng bắn cho pháo binh, trong việc ứng dụng cơ học để tính toán thông số kỹ thuật cho cầu treo và cầu dây.

            Tuy Khoa c̣n non trẻ nhưng vẫn có những hướng nghiên cứu mạnh. Năm 1964 GS Hoàng Tụy đă công bố công tŕnh “Concave programming under linear constraints” trong Báo cáo của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô hồi bấy giờ. Ngày nay giới khoa học quốc tế gọi phương pháp tiếp cận trong công tŕnh nền móng đó là “ Lát cắt Tụy ” mở đầu cho lư thuyết tối ưu toàn cục.

            Năm 1965 những kết quả chính trong luận án Tiến sĩ (PTS) được thầy Phan Đức Chính bảo vệ thành công tại trường Đại học Tổng hợp Lomonosov đă được tổng kết trong cuốn sách chuyên khảo “мера производная и интеграл” viết chung với GS Shylov, nhà xuất bản Nauka (Liên Xô) phát hành và được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Tiệp,...

            Thành tựu 9 năm xây dựng và trưởng thành (1956-1965) của Khoa Toán là rất to lớn và cơ bản đă tạo ra một nền móng vũng chắc để Khoa có thể vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đồng thời đào tạo cho đất nước hàng trăm cán bộ ngành Toán phục vụ kịp thời nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu Toán cho các trường Đại học Cao Đẳng và THCN cho toàn miền Bắc.

 

 

3. Khoa Toán – Những ngày sơ tán ở Đại Từ (Bắc Thái)

            Năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc. Thực hiện chủ trương sơ tán các trường đại học ra khỏi Thành phố Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được quyết định sơ tán lên huyện Đại Từ, Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Khoa toán được sơ tán về xă Văn Yên – huyện Đại Từ.

            Kết thúc năm học 1964 – 1965 toàn bộ Khoa Toán di chuyển lên địa điểm sơ tán.

            Khoa bộ (gồm lănh đạo và toàn bộ giảng viên, công nhân viên) đóng tại thôn Cầu Găng. Sinh viên được bố trí ở các xóm Đ́nh, Đầm Mây, Kỳ Linh, Kẽm Phương, Ba Trang.

            Trong hè 1965 toàn bộ Khoa xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu cho công việc dạy, học và phục vụ. Giảng viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên đều ở nhờ nhà dân.

            Việc xây dựng nhà hồi đó cũng rất thô sơ, cán bộ sinh viên vào rừng chặt gỗ, chặt tre nứa về làm nhà có sự hỗ trợ của một vài cán bộ thuộc bộ phận xây dựng của trường, nhưng chủ yếu là tự mày ṃ và học hỏi kinh nghiệm của dân. Các nhà được xây dựng có mái lợp tranh nứa, vách đất hoặc phên đan.

            Ngay những ngày đầu tiên Khoa đă xây dựng được một bếp nấu ăn và một nhà ăn đặt bên cạnh một con suối để tiện có nước sử dụng; một nhà thư viện để sách và pḥng đọc, đồng thời cũng là chỗ đặt bóng bàn, vừa để đọc sách vừa là chỗ đánh bóng bàn sau giờ làm việc.

            Một nhà dùng để Ban Chủ nhiệm Khoa và Văn pḥng Khoa làm việc. Ngoài ba vị là Chánh phó chủ nhiệm Khoa đă nói ở trên, lúc bấy giờ có ông La Trung Quyền làm Bí thư Khoa và ông Nguyễn Quốc Trụ làm Thư kư Khoa.

            Khoa c̣n cho xây dựng ngay một nhà làm pḥng họp và cũng là nơi sinh hoạt khoa học của các bộ môn.

            Đối với các lớp sinh viên trong những ngày đầu tập trung xây dựng mỗi lớp một nhà ăn và một pḥng học do sinh viên tự làm.

            Để giúp Khoa chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, Khoa thành lập một ban xây dựng gồm thầy Đặng Huy Ruận (trưởng ban), thầy Nguyễn Khắc Lân và thầy Nguyễn Đ́nh Sang. Ban này tiếp tục chỉ đạo xây dựng thêm một số nhà ở khoa bộ và các lớp sinh viên.

 

            Lúc mới lên khu sơ tán

            Khóa 7 chỉ c̣n năm thứ 4 có 20 người bố trí ở xóm Đ́nh.

            Khóa 8 bố trí ở xóm Đầm Mây.

            Khóa 9 bố trí ở xóm Ba Trang.

            Khóa 10 bố trí ở thôn Kỳ Linh.

            Những năm sau có thêm các khóa 11 và 12 bố trí ở thôn Đầm Mây và Kẽm Phượng. Khóa 13 bố trí ở vào chỗ khóa 8 đă ra trường.

            Cũng từ hè năm 1965, theo chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi đó, Khoa Toán cho tuyển sinh lớp chuyên toán đầu tiên (khóa I) được bố trí ở tại xóm Đ́nh. Kế đó là khóa II chuyên toán cũng được đào tạo tại khu sơ tán và bố trí ở xóm Na Buồn với kư hiệu là A0 (A08, A09).

            Mặc dù cả nước đang ở trong t́nh trạng chiến tranh, lại đóng trên địa bàn rừng núi, nhưng số lượng sinh viên Khoa Toán phát triển rất nhanh.

            Năm học 1965 – 1966 có 4 lớp sinh viên (4 khóa 7 +8 +9 +10) và một lớp chuyên toán.

            Năm 1966 – 1967 đă có 7 lớp do khóa 11 có 2 lớp (một lớp Toán và một lớp Cơ) và lúc này đă có 2 lớp chuyên toán.

            Do thời gian này nhà nước cho thành lập nhiều trường đại học mới và nhiều trường trung cấp mới, giáo viên toán bị thiếu nhiều. Trong 2 năm học 1967 – 1969 Khoa Toán phải đảm nhiệm đào tạo 4 lớp chuyên tu; 2 lớp chuyên tu đại học có nguồn tuyển sinh là các sinh viên học giỏi toán ở các trường đại học để đào tạo trong 2 năm, tốt nghiệp xong về làm giảng viên Toán ở các trường Đại học Kỹ thuật, được kư hiệu là ADH1 và ADH2. Hai lớp chuyên tu trung học có nguồn tuyển sinh là các học sinh vừa tốt nghiệp các trường trung cấp có học lực giỏi về môn toán đưa vào đào tạo trong 2 năm để về giảng dạy toán các trường trung cấp kư hiệu là ATH1 và ATH2. Như vậy trong thời gian này, mỗi năm Khoa Toán có trên 10 lớp sinh viên và học sinh chuyên Toán.

Việc bổ sung đội ngũ giáo viên trong khoảng thời gian sơ tán:

            Năm 1965 có bổ sung thêm 4 giảng viên tốt nghiệp khóa 6 là các thầy: La Trung Quyền, Nguyễn Viết Phú, Nguyễn Duy Tiến và Nguyễn Khắc Lân.

            Năm 1966 Khoa được bổ sung thêm 3 giảng viên tốt nghiệp khóa 7 là các thầy Đào Hữu Hồ, Hoàng Phong Oanh và Nguyễn Đ́nh Sang. Về sau có thêm thầy Trần Trọng Huệ.

            Năm 1967 Khoa được bổ sung nữ giảng viên tốt nghiệp khóa 8 là Lê Thị Lan.

            Các giảng viên được bổ sung năm 1968 sau khi tốt nghiệp khóa 9 là: Thầy Chu Đức, Hoàng Quốc Toàn, Đoàn Ái Thơ,  Hồ Ước.

            Những giảng viên tốt nghiệp nước ngoài được bổ sung về Khoa từ cuối năm 1965 – 1968 là: Vơ Đức Tôn, Nguyễn Thủy Thanh, Đặng Huy Ruận, Nguyễn Thế Hoàn, Đinh Mạnh Tường, Nguyễn Thị Ngọc Quyên.

 

            Điều kiện dạy và học

            Thời bấy giờ các “giảng đường” chỉ là nhà tranh vách đất, từ bàn ghế giáo viên đến bàn ghế học sinh đều tự tạo, chân bàn ghế được chôn xuống đất, mặt bàn ghép tre nứa làm nên, mặt ghế là một cây gỗ dài được đẽo phẳng, hoặc ghép 3 cây luồng với nhau.

            Bảng đen là vật duy nhất trong pḥng học được thợ mộc đóng cẩn thận, sơn đen để có thể viết được phấn sản xuất từ đất sét trắng.

            Hồi đó, sinh viên được bố trí ở gần lớp học, c̣n các thầy mà đến lớp th́ lắm nỗi gian truân, xe đạp có nhưng không dùng được v́ các lớp hầu hết đặt trên đồi cao, nhất là đi dạy các lớp ở Ba Trang th́ phải qua mấy đèo cao.

            Giáo viên Khoa Toán c̣n phải tham gia giảng dạy các môn toán ở các khoa ngoài như Lư, Hóa, Sinh, Địa. Thời đó khoa nào cũng phát triển nhanh, nhiều giờ học toán, lại ở cách Khoa Toán khá xa, nhất là Khoa Địa ở Lục Ba, Khoa Sinh ở Kư Phú. Phương tiện đi lại duy nhất là xe đạp nhưng phải nói thêm rằng các loai phụ tùng xe đạp muốn có phải chờ phân phối, tốt nhất là chọn phương án đi bộ. Những ngày mưa mới thấy thấm thía nỗi gian lao của việc đi dạy ở khu sơ tán. May sao chưa một ai trong Khoa ngấm đ̣n lũ cuốn hoặc lũ ống. Trận lũ ống năm 1967 chỉ cuốn mất một số khá lớn sách của thư viện Khoa.

            Thời gian soạn bài chủ yếu làm vào ban ngày v́ ban đêm chỉ có đèn dầu hỏa tối mù. Những giáo viên có nhiều giờ dạy cả sáng lẫn chiều th́ chỉ c̣n việc soạn vào buổi trưa. Cần nhấn mạnh thêm giáo viên hồi đó phần lớn mới ra trường nên giáo án nào cũng mới và thầy cô nào cũng chuẩn bị chu đáo và công phu với rất nhiều thời gian.

Ngày chủ nhật giáo viên thường đi vào rừng chặt củi, chặt nứa theo sự vận động của công đoàn.

            Điều kiện ăn ở

            Bếp ăn tập thể của Khoa bộ lúc bấy giờ có 2 người phục vụ, Bà Nguyên và Bà Sửu.

            Lương thực và thực phẩm do nhà kho của Khoa cung cấp. Kho lương thực, thực phẩm đặt tại Xóm Đ́nh do Ông Sửu làm quản lư và Bà Gái làm thủ kho. Kho này cung cấp lương thực và thực phẩm cho các bếp ăn Khoa bộ và bếp ăn các lớp sinh viên.

            Nhà kho chỉ có mấy loại chính: gạo, bột ḿ, muối, nước mắm và mỡ lợn. Thịt lợn theo tem phiếu, rau củ th́ do tiếp phẩm mua về cung cấp.

            Gạo và bột ḿ cũng theo tem phiếu, thường số lượng ngang nhau. Nhà bếp của Khoa nấu ngày 2 bữa. Bữa trưa ăn cơm với thức ăn thanh đạm, c̣n bữa tối th́ bột ḿ nắm lại luộc lên ăn với canh “toàn quốc” là tên gọi loại canh với một chảo đầy nước pha mặn bằng muối và vài ba củ su hào băm nhỏ thả vào trong đó.

            Buổi sáng các thầy cô phần lớn là nhịn ăn, v́ chẳng biết ăn ǵ, muốn ăn cái bánh rán phải ra tận Lục Ba, c̣n muốn ăn một bát phở, bát ḿ “không người lái” (tức là không có thịt) phải ra tận Đại Từ.

            Nhiều hôm đói quá rủ nhau mua trong dân mấy củ sắn củ khoai (và cũng chỉ có hai loại đó) luộc vào buổi tối í ới gọi nhau ăn và không quên để một ít sáng mai ăn nếu hôm sau có giờ dạy vào buổi sáng.

            Để cải thiện bữa ăn, công đoàn Khoa thường tổ chức cán bộ công nhân viên đi vào rừng chặt củi, rất tiếc là không c̣n bức ảnh nào chụp được các thầy cô gốc thành phố c̣ng lưng gánh củi, không rơ là đang gánh trên vai hay đang đỡ bằng hai tay!

Thầy cô nào may mắn t́m được một miếng đất trồng một giống rau ǵ đó để góp vào nhà ăn.

            Cũng có lần Khoa Toán đi phát hoang đồi để trồng sắn, nhưng oái oăm thay sắn không chịu ra củ.

            Vui nhất là lúc cùng nhau mổ một con lợn tự nuôi của bếp ăn tập thể, thức ăn khan hiếm nên tuy lợn chẳng béo nhưng ăn vẫn ngon.

            Nhà dân Cầu Găng không đến nỗi quá nhỏ bé, nên việc ở nhờ tạm ổn. Khí hậu vùng núi rất thất thường trong mưa nắng. Rét th́ rét đậm, nhưng v́ không có điện nên sợ nhất vẫn là cái nóng. Mặc quần áo xà lỏn trong nhà dân là điều không nên nhưng nóng quá phải liều, dần rồi cũng quen.

            Bám trụ

            Có việc cần về Hà Nội phải đạp xe 35km mới đến ga xe lửa đầu tiên là ga Quán Triều để lên tàu hỏa về Hà Nội. Tàu chạy tốc độ không nhanh hơn xe đạp, nên có lúc đạp xe thẳng về Hà Nội. Ngược đường từ Hà Nội lên khu sơ tán mới đáng ngại, mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu, lên đến ga cuối cùng là ga Quán Triều đă quá khuya, ngủ lại nhà trọ th́ có nhiều rệp và rận, đạp xe đi tiếp th́ đi đêm trên đường rừng sợ không an toàn, nhiều lần rải tấm ni lông ngồi trong ga chờ sáng đạp xe về khu sơ tán.

            Về Hà Nội thời gian đó chủ yếu tham gia sinh hoạt khoa học ở các cơ quan khác, ví dụ như Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước hồi đó không sơ tán ở lại số nhà 39 Trần Hưng Đạo, hay Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển ở khu Đồi Thông, phố Đội Cấn .

Việc đi lại khó khăn nên chủ yếu vẫn là bám trụ nơi sơ tán.

            Niềm vui dạy học

            Chưa kể giáo viên chuyên Toán, giáo viên của Khoa thời gian lúc đó cao nhất có khoảng 40 người, lớp dạy trong và ngoài Khoa lên tới vài chục lớp, số giờ dạy tính b́nh quân cho đầu người khá cao, mới ra trường đă phải lên lớp ngay, không chỉ chữa bài tập mà c̣n dạy cả lư thuyết, có chuyên đề vừa tự đọc vừa dạy.

            Ăn đói, mặc chưa đủ ấm, nhưng mọi người trong Khoa vẫn rất say sưa với việc dạy học. Dạy tận tâm, không cắt xén chương tŕnh, không cắt xén bài giảng, soạn bài cẩn thận và thường xuyên bám lớp. Đó là những đặc điểm của các thầy cô trong thời gian sơ tán.

            Công việc nghiên cứu khoa học nhất là nghiên cứu ứng dụng toán học rất được quan tâm. Sinh viên năm cuối ngày càng đông, chất lượng khóa luận tốt nghiệp yêu cầu khá cao, đă thôi thúc cán bộ Khoa nghiên cứu nhằm phục vụ yêu cầu này.

            Để phục vụ việc đào sâu kênh nhà Lê (đoạn qua Nghệ An) nhằm vận chuyển vũ khí vào Nam trong điều kiện đường bộ bị đánh phá ác liệt, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Lê Văn Thiêm, thầy Nguyễn Văn Lâm cùng với một số sinh viên năm cuối khóa 7 đă phối hợp với Cục Vận tải Đường thủy -  Bộ Giao thông Vận tải sử dụng phương pháp nổ ḿn định hướng để đào sâu kênh Nhà Lê, tiết kiệm công nạo vét sau khi nổ ḿn từ cuối năm 1965 đến cuối năm 1966.

            Các thầy giáo Nguyễn Bác Văn, Phạm Quang Đức, Phan Văn Hạp, Nguyễn Quư Hỷ, Nguyễn Văn Hữu đă dẫn một số sinh viên cuối khóa 1966 – 1967 đến Bộ tư lệnh Pháo binh lập bảng bắn pháo binh. Kết quả là bảng bắn pháo do Liên Xô cũ lập đă được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và được sử dụng cho pháo binh ở Cồn Tiên – Dốc Miếu cũng như một số nơi khác nữa.

            Cũng trong 2 năm 1966 -1967 các thầy giáo Lê Minh Khanh, Phạm Hữu Vĩnh, Đào Huy Bích và Phan Văn Hạp dẫn sinh viên năm cuối ngành Cơ đến Viện Kỹ thuật Giao thông để tính toán các thông số kỹ thuật làm cầu phao, cầu dây những loại cầu đang rất cần dùng để đối phó chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

            Các thầy Nguyễn Quư Hỷ, Hoàng Đức Nguyên đă dẫn sinh viên đi thực tập, thực tế sử dụng phương pháp vận trù để hợp lư hóa giao thông hoặc cắt vật liệu để sản xuất thành phẩm sắt tráng men.

            Các thầy giáo Nguyễn Hữu Ngự, Trần Đức Long trong các năm 1965 – 1966 đă được cử đi thực tế chiến trường và làm việc tại ban tham mưu vận tải của đoàn vận tải Trường Sơn (đoàn 559) mong được góp phần ứng dụng toán học trong vận tải quân sự.

            Việc nghiên cứu lư thuyết, nhiều thầy giáo trong Khoa đă nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Điển h́nh là thầy Hoàng Hữu Đường, trong điều kiện khó khăn như vậy, vẫn có những kết quả nghiên cứu về lư thuyết véctơ đặc trưng và ứng dụng, đăng trong tạp chí Phương tŕnh vi phân của Liên Xô hồi đó. Thầy Nguyễn Thừa Hợp, thầy Đặng Huy Ruận có các kết quả đăng ở Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Thầy Hoàng Hữu Như là người Việt Nam đầu tiên có bài đăng trong tạp chí Lư thuyết Xác suất và ứng dụng của Liên Xô,…

            Chưa tổng kết được đầy đủ việc đội ngũ sinh viên được đào tạo trong thời kỳ sơ tán bước vào đời công tác hiệu quả như thế nào, nhưng có điều chắc chắn là số sinh viên này sau khi ra trường sẽ làm việc rất hăng hái v́ họ trưởng thành trong gian khó và v́ họ không những được học những bài học trên lớp mà học được cả những bài học say sưa công việc và vượt khó từ các tấm gương chính là người thầy của ḿnh.

            Nh́n lại, cần t́m một câu trả lời là tại sao trong điều kiện khó khăn như lúc sơ tán mà việc đào tạo vẫn đạt kết quả tốt?

Có lẽ phải bằng ḷng với giải thích rằng:

     + Mọi hoạt động của Khoa Toán được đặt trong không khí hào hùng của cả nước cùng đánh đế quốc Mỹ.

+ Đội ngũ học sinh sinh viên lúc bấy giờ rất ham học và rất chịu khó.

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên của Khoa lúc bấy giờ c̣n rất trẻ. Toàn Khoa chưa có ai quá 40 tuổi, số người có gia đ́nh riêng rất ít. Đúng là sức trẻ đạp bằng mọi khó khăn.

            Một chặng đường 4 năm là rất ngắn trong lịch sử phát triển của khoa Toán, nhưng 4 năm ở địa điểm sơ tán Bắc Thái lại là một thử thách rất có ư nghĩa.

            Dù khiêm tốn đến mấy, vẫn có thể nói rằng: Việc say mê dạy và học trong điều kiện hết sức khó khăn của thầy tṛ Khoa Toán nói riêng và của các trường Đại học miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ đă góp phần trả lời câu hỏi “V́ sao đế quốc Mỹ không thể thắng ở Việt Nam?”.

            Đến đây xin chuyển sang đề tài khác:

            Tổ chức đào tạo chuyên Toán, một h́nh thức đào tạo nhân tài cho đất nước, ngay từ lúc c̣n chiến tranh ác liệt, đón đầu tương lai.

Hai lớp chuyên Toán đầu tiên ở khu sơ tán Bắc Thái

            Với ư tưởng mở lớp đào tạo học sinh có năng khiếu toán của Giáo sư Tạ Quang Bửu, Giáo sư Lê Văn Thiêm và Giáo sư Hoàng Tụy, tháng 9 năm 1965 Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thời bấy giờ) đă ra quyết định cho mở lớp “Toán đặc biệt” tại Khoa Toán, một ư tưởng đào tạo nhân tài cho đất nước ngay trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đón đầu tương lai.

            Tháng 10 năm 1965, 38 học sinh với độ tuổi 15, 16 từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc đă tập trung về Phúc Xá quận Ba Đ́nh, Hà Nội và được ô tô chở lên khu sơ tán Đại Từ, Bắc Thái để h́nh thành lớp Toán đặc biệt khóa I.

            Tháng 9 năm 1966 lớp Toán đặc biệt khóa II gồm 60 học sinh nhập trường. Đây là hai khóa chuyên toán đầu tiên của Khoa được đào tạo hoàn toàn ở khu sơ tán Bắc Thái. Có thể xem đây là mốc đầu tiên của hệ thống trường chuyên lớp chọn ở bậc trung học phổ thông trong cả nước.

            Hai lớp toán đặc biệt được mang mă số A09 và A010 được học trong các lớp học nhà tranh vách nứa ở xóm Đ́nh, xă Văn Yên. Các khoa của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhất là Khoa Toán đă cử những giáo viên có tŕnh độ và nhiệt t́nh giảng dạy cho các em. Các thầy vừa dạy vừa rút kinh nghiệm về giáo tŕnh và phương pháp.

            Đây là loại h́nh giáo dục trung học phổ thông (THPT) chuyên đầu tiên của nước ta nên chưa có chương tŕnh, tài liệu và bài giảng. Tất cả phải tự mày ṃ trong điều kiện cơ sở vật chất hết sức khó khăn của thời chiến, nhưng chương tŕnh đào tạo cũng rất khoa học và khá toàn diện.

            Những giáo viên Toán đầu tiên của các lớp chuyên Toán đặc biệt là các thầy: Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp, Phạm Văn Điều, Nguyễn Bác Văn, Phạm Tấn Dương, Lê Đ́nh Thịnh, Nguyễn Hữu Ngự, Nguyễn Duy Tiến…

            Kết quả đạt được của hai khoa Toán đặc biệt trong thời kỳ sơ tán ở miền rừng núi Bắc Thái thật đáng trân trọng. Hồi đó ta chưa tham gia thi Olympic toán quốc tế nhưng đội tuyển học sinh chuyên Toán khóa II của Khoa tham dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc của năm cuối phổ thông đă đạt 9/10 giải thưởng. Số học sinh tốt nghiệp hai khóa Toán đặc biệt này hầu hết rất thành đạt trong các cương vị công tác khác nhau; trong đó có quá nửa đă có học vị Tiến sĩ, Tiến sĩ Khoa học, phần lớn trong số đó được phong Phó giáo sư, Giáo sư, một số đă đảm đương những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước như cựu học sinh Trần Văn Nhung, Đào Trọng Thi.

Trở về Hà Nội – sơ tán lần II (Giai đoạn 1969 – 1975)

            Năm 1968 đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom miền bắc. Kết thúc năm học 1968 – 1969, Khoa Toán được lệnh chuyển về Đông Anh cùng với toàn bộ Trường Đại học Tổng hợp. Lúc này lănh đạo Khoa Toán có sự thay đổi. Từ năm 1967 Giáo sư Hoàng Tụy chuyển về công tác ở Viện Toán, Giáo sư Trần Vinh Hiển đươc cử làm quyền Chủ Nhiệm Khoa, Giáo sư Đào Huy Bích được giao nhiệm vụ Bí thư Khoa. Cho đến tháng 4/1970 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quyết định bổ nhiệm Giáo sư Phan Văn Hạp làm Chủ nhiệm Khoa, Giáo sư Đào Huy Bích, Trần Vinh Hiển và Quản Ngọc Hồ được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Khoa. Ông Nguyễn Hàm Giá được cử làm Bí thư khoa. Cũng từ năm 1970 Khoa Toán được đổi tên thành Khoa Toán – Cơ, sau khi Cơ học đă trở thành ngành đào tạo chính thức.

            Hè năm 1969 Khoa chuyển về xă Đông Hội, bước chuẩn bị để trở về cơ sở ở nội thành. Khoa bộ được đặt ở Thôn Trung Thôn, sinh viên chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 ở các thôn Tiên Hội, Hội Phụ, Lai Đà. Sinh viên hệ chuyên tu ở thôn Đông Ngàn. Đây chỉ là địa điểm trung chuyển để năm 1970 về nội thành nên Thầy tṛ ở tạm trong nhà dân, chỉ dựng một số nhà tạm làm lớp học, thư viện và nhà ăn. Lúc này đều kiện học tập và ăn ở khá hơn, nhưng việc học không được tập trung như thời kỳ sơ tán Bắc Thái.

            Sau một năm ở Đông Anh, hè năm 1970 Khoa được chuyển về Hà Nội, Thầy Cô giáo, cán bộ công nhân viên và sinh viên Khoa Toán sống nội trú về ở tại kư túc xá Mễ Tŕ, giảng dạy và học tập ở cơ sở Thượng Đ́nh. Một số Thầy Cô có gia đ́nh được ở tại các nhà cấp 4, nhà tranh tre chuyển từ Đông Anh về cơ sở Thượng Đ́nh.

            Trong các năm 1971, 1972 và 1974 do nhu cầu của chiến trường, nhiều Thầy giáo và sinh viên đă nhập ngũ tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc để giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Các Thầy giáo đă nhập ngũ là Nguyễn Xuân My, Nguyễn Đ́nh Sang, Hồ Ước, Nguyễn Văn Xuất, Hà Công Khanh, Nguyễn Văn Xoa, Phan Xuân Vỹ,… Hơn một trăm sinh viên Khoa Toán – Cơ đă lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chỉ riêng khóa 15 có 100 người nhập trường năm 1971 th́ đă có tới 40 sinh viên nhập ngũ trong 4 đợt tuyển quân cuối năm 1971 đầu năm 1972.

            Nhiều Thầy giáo và sinh viên đă chiến đấu anh dũng trên chiến trường. Một số người đă hy sinh anh dũng và được công nhận là liệt sỹ như Đinh Chí Dưỡng, Nguyễn Duy, Đào Công Khắc, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Minh, Tạ Quang Sỏi, Nguyễn Văn Thạc(*), Nguyễn Văn Tuần, Phạm Năng Tĩnh, Lê Văn Vy, Hoàng Văn Y. Nhiều người khác được công nhận là thương binh thời chống Mỹ như: Nguyễn Lâm (nay là cán bộ pḥng Đào Tạo ĐHKHTN), Phạm Văn Đức, Ngô Minh Tuân, Nguyễn Đ́nh Quang, Ngô Đức Thơ, Nguyễn Hữu Sở, Trần Anh Dũng, Đỗ Thanh Sơn.

            Cũng cần nói thêm ngoài hơn một trăm sinh viên đang học, sẵn sang rời ghế nhà trường lên đường trực tiếp đánh Mỹ c̣n có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp Khoa Toán đă gia nhập quân đội để phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

 

(*) Nhân vật chính của cuốn nhật kư “Măi măi tuổi 20” (tên cuốn nhật kư “Chuyện đời”) là liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc – Sinh viên khóa 15 của Khoa Toán – Cơ, nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971 và hy sinh tại chiến trường Quảng Trị ngày 30 tháng 7 năm 1972”