KHOA TOÁN – CƠ – TIN HỌC, GIAI ĐOẠN 1969 - 1974

            Giai đoạn 1969 – 1974 là giai đoạn khoa Toán – Cơ có nhiều biến động, trước hết là biến động về tổ chức như đă nói ở trên. Khoa lại phải di chuyển địa điểm từ Đại Từ về Đông Anh, từ Đông Anh về nội thành, từ nội thành về Quang Minh, từ Quang Minh về Hiệp Ḥa và cuối cùng từ Hiệp Ḥa về nội thành Hà Nội.

Một số công việc mới xuất hiện

            Năm 1970 là năm đầu tiên kể từ khi xẩy ra chiến tranh phá hoại  thay cho việc cử tuyển bằng thi tuyển. Trường ĐHTH HN được phân công tổ chức thi tuyển sinh tại tỉnh Nghệ An. Trong 6 năm liền kể từ năm 1970 hàng năm cứ vào dịp tuyển sinh cán bộ Khoa Toán cùng cán bộ toàn trường vào Nghệ An coi thi. Năm 1972 chiến tranh phá hoại ác liệt ở vùng khu bốn cũ, trường ĐHTH vẫn duy tŕ công tác tuyển sinh có cán bộ của trường đă bị thương trong dịp này. Khoa Toán không những tham gia coi thi mà c̣n tham gia chấm thi.

            Năm 1971, cơn lũ lịch sử đă gây thiệt hại lớn cho đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Hà Nội bị vỡ đê Cống Thôn, nhiều kho tàng bị lũ tàn phá nặng nề. Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN chỉ đạo trực tiếp các trường đưa hàng chục ngàn sinh viên và cán bộ trực tiếp cứu dân, cứu tài sản trong đợt lũ và tham gia khắc phục hậu quả. Cán bộ và sinh viên Khoa Toán – Cơ tham gia cứu kho gạo trung tâm tại Yên Viên, hàng tuần ngâm ḿnh dưới nước kéo hàng ngàn bao gạo đă bốc mùi từ kho tới nơi tập kết. Sau đó, cán bộ cùng sinh viên tiếp tục tham gia giúp đồng bào vùng lũ Đông Anh, Gia Lâm khắc phục hậu quả trong thời gian gần 1 tháng (cuối tháng 10 qua tháng 11 năm 1971). Năm 1972 cũng để góp phần vào khắc phục hậu quả của một đợt lũ lụt khác, hàng trăm sinh viên Khoa Toán – Cơ đă tham gia lao động trên công trường Quế Vơ ( Hà Bắc) cùng với trường ĐH Tổng hợp đă góp được 12.000 công.

            Trong điều kiện như vậy Khoa Toán vẫn giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thích hợp với ḥan cảnh cụ thể. Tại khu sơ tán một đoàn giáo sư từ phân Viện khoa học và Đại học tổng hợp Nôvôxibiếc của Liên Xô sang thăm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được GS Lê Văn Thiêm dẫn về thăm Khoa, họ rất ngạc nhiên và khen ngợi cách tổ chức giảng dạy của ta trong chiến tranh. Một dẫn chứng về thành tích đào tạo năm 1970 là năm số sinh viên tốt nghiệp đông nhất từ trước đến lúc bấy giờ gần 200 người với chất lượng đảm bảo. Trong thời gian này bằng những nổ lực cụ thể của ḿnh cán bộ và sinh viên Khoa Toán – Cơ đă tập trung cao độ cho việc góp phần  thiết thực cùng quân và dân cả nước chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.

            Một câu chuyện vui về bắt giặc lái Mỹ do chính giáo sư Nguyễn Bác Văn giảng viên Khoa Toán kể lại “ Vào hồi gần 14 h ngày 27 tháng 10 năm 1972,  lúc đang ngồi giặt ở bờ mương đồi Sỏi, Hiệp Ḥa, tôi chợt thấy một máy bay bốc cháy vụt qua và một phi công nhảy dù ra. Tôi vội chạy vào thềm nhà, lấy khẩu súng trường của anh dân quân dựng ở tường, liền cầm lấy và lao ra chỗ đám đông cách đó. Mọi người đă bắt được phi công Mỹ, tôi giương súng nói lớn “hands up”, phi công tái mặt và giơ tay lên. Sau đó tôi đi vào trong nhà gần đó hỏi cung tên phi công. Trước hết hỏi “What ís your name?”, phi công trả lời và viết vào mảnh giấy “Ward” (sau lúc đó bác chủ nhà cho xem tấm card bắt đựoc, tôi đọc thấy Brayen Warrd, đó là tên người phi công). Câu thứ hai tôi hỏi “how old are you”; trả lời “twenty four’. Tiếp đó, “from what aeroport?”;  trả lời Udon” (một sân bay quân sự ở Thái lan),v.v. Không hỏi nhiều , v́ dân quân phải dẫn tù binh lên huyện đội.

            Những điều xúc động ḷng người nhất là tin sinh viên trường ĐHTH nói chung và sinh viên Khoa Toán – Cơ nói riêng lên đường đánh Mỹ và chiến đấu rất anh dũng, một số đă hy sinh trong quá tŕnh bảo vệ thành cổ Quảng Trị vào năm 1972. Điều đó thôi thúc mọi người dù khó khăn gian khổ đến mấy cũng quyết tâm dạy tốt học tốt.

Có thể khảng định rằng hầu hết sinh viên tốt nghiệp Khoa Toán – Cơ trong những năm tháng đầy gian khó này đều đảm bảo chất lượng cả đức lẫn tài và phát huy tác dụng tốt trong xă hội.

            Trong thời gian này Khoa Toán cùng với toàn trường thực hiện việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và sự nghiệp quốc pḥng.

            Trong đợt sơ tán lần 2, Thủ tướng Chính phủ đă có chỉ thị 222-TTG về tổ chức, nhiệm vụ của giáo dục Đại học, THCN trong thời chiến. Cùng với toàn trường, Khoa Toán – Cơ đă thực hiện một cách tích cực và sáng tạo chỉ thị này. Các đề tài nổ ḿn định hướng, cầu giây, cầu phao, nhà giây…cùng các đề tài nhằm giảm thiệt hại cho lũ lụt, thiên tai đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ quốc pḥng của các bộ môn Cơ học, phương pháp tính, hàm phức… đă đưa lại những kết quả ứng dụng thiết thực được xă hội ghi nhận, cấp trên khen thưởng. Hội nghị sơ kết thực hiện chỉ thị 222-TTG của nhà trường tổ chức tại 19 Lê Thánh Tông đầu năm 1973. Tham dự hội nghị, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đă đánh giá cao hoạt động của thầy tṛ Khoa Toán – Cơ.

            Một nét mới trong thời kỳ này là sự kết hợp các Khoa giải quyết cùng 1 vấn đề. Công tŕnh A318 (Bộ Vật tư) là công sức của tập thể nhiều ngành: Đàn hồi, phương pháp tính, máy tính, vô tuyến, vật lư chất rắn… cùng phối hợp để phục vụ cho xí nghiệp N.3 (Bộ Quốc pḥng).

            Từ năm 1971, theo chủ trương nâng cao chất lượng các cán bộ được cử đi nghiên cứu sinh nước ngoài, Bộ trưởng cho tổ chức các kỳ thi tuyển NCS. Nhiều cán bộ của Khoa Toán – Cơ được làm Trưởng các tiểu ban thi NCS (gồm các môn Toán cơ sở và nhiều môn chuyên ngành khác). Từ đó hàng năm các kỳ ôn tập, thi tuyển sau Đại học đă trở thành nền nếp. Nhiều cán bộ giảng dạy Khoa Toán – Cơ được cử đi thi đă đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi này, về sau trở thành các nhà khoa học đầu đàn. Chủ trương thi tuyển đại học và công khai điểm thi cũng như tuyển sinh NCS đẫ tạo nên một không khí lành mạnh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Các cán bộ Khoa Toán – Cơ đă tích cực thực hiện chủ trương này.

            Năm 1974 , Khoa Toán –Cơ đă báo cáo với lănh đạo nhà trường sau đó trực tiếp báo cáo với Bộ trưởng Tạ Quang Bửu xin phép để thầy Hoàng Hữu Đường được bảo vệ luận án (P)TS. Được sự cho phép của Bộ, Khoa đă tổ chức để thầy Đường bảo vệ luận án theo thủ tục, quy tŕnh được Bộ duyệt, đây cũng là luận án trên Đại học đầu tiên được bảo vệ trong nước. Người thứ hai bảo vệ luận án (P)TS trong nước là thầy Nguyễn Thừa Hợp. Việc bảo vệ thành công 2 luận án đầu tiên này ở trong nước đă mở đầu cho việc chính thức tổ chức bảo vệ Tiến sỹ ở nước ta. Luận án thứ 3 là về Toán (Phương pháp tính) của thầy Tạ văn Đĩnh ở trường ĐH Bách Khoa. Sau này cũng chính thầy Hoàng Hữu Đường là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Khoa học trong nước.

            Trong những năm 1970 – 1974 là giai đoạn nhiều giáo tŕnh và sách chuyên khảo được biên soạn, dịch và được NXB ĐH và THCN, NXB Khoa học và Kỹ thuật ấn hành.

            Năm 1971, Khoa Toán – Cơ tổ chức đào tạo khóa đầu tiên theo chương tŕnh 5 năm, các thầy giáo Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đặng Hùng Thắng cùng tốt nghiệp khóa này và nay trở thành các GS.TSKH.

            Số lượng cán bộ và chất lượng được tăng lên vượt bậc trong giai đoạn này, Khoa Toán đón thêm nhiều cán bộ đồng thời cũng cử đi NCS, không ít cán bộ trúng tuyển cao qua các kỳ thi NCS, một số Thầy, Cô được bổ sung từ các khóa 11 – 14 của Khoa, một số khác được đào tạo từ nước ngoài vê.

            Năm 1970 – Các Thầy Mai Thúc Ngỗi, Ngô Thành Phong tốt nghiệp TS từ Liên Xô về. Các Thầy Đỗ Đức Giáo, Lê Tiến Tam, Phan Xuân Vỹ, Trần Hữu Dực, Nguyễn Hàm Giá, Trịnh Đ́nh An…(Khóa 11) ở lại Khoa sau khi tốt nghiệp.

            Năm 1971, Thầy Trần Huy Hỗ tốt nghiệp TS từ Liên Xô về, Thầy Hồ Sỹ Đàm từ Liên Xô, các thầy, Cô: Trần Văn Nhung, Phạm Thị Oanh, Hà Công Khanh, Đặng Đ́nh Châu, Nguyễn Văn Xuất.. tốt nghiệp khóa 12 ở lại Khoa.

            Qua năm 1972, Khoa đón các Thầy, Cô: Phạm Kỳ Anh, Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Thị Lệ từ Liên Xô. Thầy Nguyễn Văn Vinh từ Tiệp Khắc về; Từ khóa 13 (1968 – 1972) có các Thầy, Cô: Phạm Trọng Quát, Nguyễn Đ́nh Hóa, Đỗ Văn Hà, Nguyễn Xuân Triểu, Nguyễn Viết Triều Tiên, Vũ Ngọc Loăn, Trần Văn Cúc,… trong các năm 1973 – 1974 một lực lượng hùng hậu các Thầy, Cô: Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Xoa, Trần Thị Đệ, Trần Hữu Phúc, Nguyễn Đ́nh Dũng, Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Xuân Huy, Thái Bá Cẩn, Trần Lập, Phạm Đăng Long, Hoàng Minh Chương, Đỗ Văn Thành, Lương Thế Dũng …từ nước ngoài về. Các thầy Hoàng Chí Thành,  Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Công Hợp tốt nghiệp tại Khoa được bổ sung thêm cho đội ngũ cán bộ của Khoa. Các Thầy được Khoa cử đi NCS đến hẹn cũng lần lượt trở về Khoa.Chỉ trong một thời gian hơn 5 năm chúng ta đă đón nhận mới và trở về của hơn 60 Thầy, Cô giáo và cũng tiễn hàng chục cán bộ vào quân đội. Nhờ chất lượng, số lượng của đội ngũ các Thầy, Cô của Khoa được tăng lên đáng kể nên chất lượng đào tạo cũng được nâng lên nhiều chất lượng của các cán bộ được cử đi NCS, chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.

            Về khối chuyên toán

                Khối học sinh chuyên toán sau khi h́nh thành và hoạt động được hơn 4 năm (1966 – 1970) th́ từ năm 1970 được sự chỉ đạo của nhà trường Khoa Toán – Cơ đă lựa chọn những giáo viên giỏi ở các môn nằm trong chương tŕnh giảng dạy ở bậc phổ thông cùng với các giáo viên đă từng dạy của khối và lâp nên bộ môn chuyên toán đầu tiên do PGS. Lê Đ́nh Thịnh làm chủ nhiệm trực thuộc Khoa Toán Cơ. Lúc này các giáo viên cơ hữu ban đầu của bộ môn này gồm: Phạm Văn Điều, Đặng Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Thùy, Dương Hoàng Giang, Lê Văn Việt, Lê Đ́nh Vinh… C̣n một số thầy khác của Khoa Toán Cơ được thực hiện theo chế độ mời giảng. Trong những năm đầu 70 của thế kỷ trước Khoa tiếp tục lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngành toán, lư ở trong và ngoài nước bổ sung cho đội ngủ giáo viên của bộ môn như Nguyễn Văn Mậu, Phạm Đăng Long, Nguyễn Xuân Khang và sau đó chậm hơn một số năm là Phạm Văn Hùng và Đỗ Thanh Sơn.

            Khoa Toán Cơ đại học THHN đă được chuẩn bị như thế để đón bước phát triển mới của nền giáo dục đại học khi đất nước thông nhất sau đại thắng mùa xuân 1975.