KHOA TOÁN – CƠ – TIN HỌC NHỮNG NĂM THÁNG SAU CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ, CẢ NƯỚC THỐNG NHẤT

(GIAI ĐOẠN 1975  -  1986)

PGS.TS. Nguyễn Đ́nh Sang

            Năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đă kết thúc với thắng lợi vĩ đại. Non sông thu về một mối, cả nước thống nhất. Tổ quốc bước sang một trang sử mới.

Khoa Toán – Cơ bước vào năm học 1975- 1976 với một không khí phấn khởi mới mà nét nổi bật là mọi người suy nghĩ cần phải có bước chuyển cho phù hợp với t́nh h́nh mới.

            Là một đơn vị đầu đàn trong đào tạo cán bộ ngành Toán của cả nước khi đất nước đă thống nhất. Nhiệm vụ mới xuất hiện trước tiên là Khoa cần hỗ trợ cán bộ khoa học cũng như giúp đỡ về nhiều mặt cho các đơn vị đào tạo liên quan đến ngành Toán ở các tỉnh mới giải phóng thời gian bấy giờ, nhất là các đơn vị có nhu cầu giảng dạy Toán ở bậc đại học và sau đại học.

            Để chi viện cán bộ cho các Viện, trường ở Sài G̣n có các Thầy, Cô t́nh nguyện: Nguyễn Bác Văn, Ngô Thành Phong, Nguyễn Ngọc Quyên, Trần Thị Lệ, Bùi Thụy Anh, Đoàn Ái Thơ. Ở Huế có thầy Nguyễn Đống. Ở Đà Nẵng có thầy Nguyễn Hữu Thành . Ở Tây Nguyên có Thầy Trần Lập.

Khoa c̣n cử các Thầy Phạm Huyễn, Nguyễn Văn Hữu, Hoàng Quốc Toàn, Đào Huy Bích…biệt phái giảng dạy ở một số trường đại học vừa mới tiếp quản trong những năm mới giải phóng. Tất cả đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

            Tháng 4/1976 Khoa cử một đoàn tham gia cùng với trường làm việc trong một tháng về nội dung chương tŕnh giảng dạy cùng khoa Toán, Đại học Khoa học Sài G̣n, tiếp các năm sau với Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên.

Khoa c̣n cùng với trường cử cán bộ có kinh nghiệm vào giúp các trường phía Nam lập kế hoạch đào tạo và xây dựng chương tŕnh giảng dạy.

Sau này, vào đầu những năm 80, bên cạnh việc cử một số Thầy giáo có kinh nghiệm, như Nguyễn Văn Hữu, Nguyễn Quư Hỷ, vv…, Khoa c̣n mạnh dạn đưa một loạt cán bộ trẻ, như Phạm Kỳ Anh, Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đặng Hùng Thắng, Nguyễn Vũ Lương, Nguyễn Nam Hải, Đào Kiến Quốc, Nguyễn Cảnh Hoàng, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Mạnh Hùng, Hoàng Chí Thành, vv…  vào thỉnh giảng tại Đại học Đà Lạt. Ngoài việc truyền thụ kiến thức, các Thầy giáo trẻ c̣n tích cực tham gia giao lưu văn nghệ, thể thao với cán bộ và sinh viên Đà Lạt. Một số sinh viên năm cuối của Đại học Đà Lạt có học lực tốt, được cử ra Hà Nội làm khóa luận tốt nghiệp tại Khoa Toán - Cơ.

Truyền thống chi viện cho miền Nam được tiếp tục phát huy vào những năm sau đó, khi Khoa giúp Trường ĐHSP Quy Nhơn, tiền thân của Đại học Quy Nhơn, đào tạo chuyên ngành Toán-Tin ứng dụng và mở cao học phương pháp Toán sơ cấp. Các Thầy giáo  Đặng Huy Ruận, Nguyễn Thủy Thanh, Đào Hữu Hồ, Nguyễn Văn Mậu, Phạm Kỳ Anh, Đặng Hùng Thắng, vv… đă có nhiều năm gắn bó với công tác giảng dạy tại ĐH Sư phạm Quy Nhơn.

            Khoa Toán – Cơ cũng đă làm việc với nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp dưới sự chủ tŕ của Bộ trưởng Tạ Quang Bửu về việc in các giáo tŕnh do các cán bộ của khoa Toán – Cơ biên soạn để các trường Đại học ở phía Nam sử dụng.

Bằng những việc làm thiết thực, Khoa Toán – Cơ đă phát huy vai tṛ của ḿnh trong sự nghiệp phát triển các đơn vị đào tạo cán bộ ngành Toán ở các tỉnh phía nam mau chóng ổn định và trở thành một bộ phận hữu cơ trong hệ thống đào tạo cán bộ ngành Toán của cả nước.

1. Về qui mô đào tạo

            Trong các năm học từ 1975 – 1977 Khoa vẫn giữ quy mô mỗi năm tuyển khoảng 200 sinh viên Toán và Cơ. Như vậy hàng năm Khoa có tổng số sinh viên khoảng 800 được đào tạo trong 4 năm và bắt đầu thực hiện đào tạo một số sinh viên hệ 5 năm. Ngoài ra Khoa c̣n đào tạo hộ một số cán bộ ngành Toán do các trường khác gửi.

Một nhiệm vụ mới rất có ư nghĩa của Khoa trong giai đọan này là mở rộng ṿng tay chào đón những sinh viên t́nh nguyện lên đường đánh Mỹ chiến thắng và nay trở lại trường học tiếp những năm học dang dở. Khoa đă bố trí xếp họ vào lớp, giúp họ ôn tập bù đắp thời kỳ gián đoạn. Phát huy bản lĩnh của người lính đă qua trận mạc, các sinh viên là cựu chiến binh này đă tích cực học tập nghiên cứu và nhiều người tốt nghiệp với kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên hoặc được mời về các Viện nghiên cứu như các anh Nguyễn Hữu Dư, Hoàng Xuân Huấn, Phạm Văn Hùng, Vũ Ngọc Loăn, Nguyễn Vũ Lương, Lê Đức Minh, Đỗ Thanh Sơn, Hà Quang Thụy, Phạm Chí Vĩnh, … Ngoài ra phải nói đến nhiệm vụ đào tạo năm cuối cho một số cựu sinh viên của trường đă tốt nghiệp hệ 3 năm nay trở về trường học chương tŕnh năm thứ 4 để được công nhận tốt nghiệp hệ 4 năm.

            Năm 1982 UBKHNN chủ trương không phân chỉ tiêu tuyển sinh cho trường Đại học Tổng hợp trong đó có Khoa Toán – Cơ. Trường và Khoa đă t́m mọi cách để chứng minh rằng nhu cầu đào tạo của trường và của Khoa vẫn đang cần.

Khoa Toán – Cơ c̣n là nơi phát hiện và nuôi dưỡng nhân tài đất nước. Trong các kỳ thi Toán Quốc tế nhiều học sinh chuyên Toán của Khoa đă đạt những giải thưởng lớn; tiêu biểu là anh Hoàng Lê Minh đạt huy chương vàng đầu tiên trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tế tại Cộng ḥa dân chủ Đức. Anh Đàm Thanh Sơn đạt huy chương vàng tại Tiệp Khắc khi mới 15 tuổi. Anh Nguyễn Tiến Dũng đạt huy chương vàng tại Phần Lan khi mới 14 tuổi. Đặc biệt anh Ngô Bảo Châu đạt huy chương vàng 2 năm liên tiếp. Năm 2004 TSKH Ngô Bảo Châu được giải thưởng Clay của Viện Toán học Clay tại Boston. Năm 2010 giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng giải thưởng Fields. Đó là niềm vinh dự của dân tộc.

            Năm 1977 nhằm giúp các cơ quan đoàn thể nâng cao tŕnh độ khoa học cơ bản cho cán bộ của ḿnh, Khoa Tại chức của trường ra đời và cũng từ đây Khoa đảm nhiệm thêm việc giảng dạy các lớp tại chức.

            Năm học 1978 – 1979 Khoa đă gắn hoạt động thực tế của thầy và tṛ với những đ̣i hỏi cấp bách của đất nước. Khoa đă đóng góp hàng ngàn công trong việc xây dựng pḥng tuyến sông Cầu, pḥng tuyến bảo vệ Thủ đô trong chiến tranh biên giới.

Đầu năm học 1979 – 1980 Khoa bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục theo chủ trương cải cách giáo dục của nhà nước chủ yếu tập trung vào mục tiêu đào tạo, học gắn liền với hành, giáo dục chính trị tư tưởng, phương pháp, h́nh thức đào tạo và lao động sản xuất.

Việc xây dựng đội ngũ được đặt lên hàng đầu. Trong sự biến động của đội ngũ do nhu cầu cán bộ ngành Toán của đất nước cộng với nhiều nhiệm vụ mới xuất hiện, Khoa đă sắp xếp đội ngũ một cách hợp lư và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nhiều năm sau đất nước thống nhất. Các năm 1976, 1977 Khoa đă chọn 2 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc là Nguyễn Hữu Việt Hưng và Đặng Hùng Thắng giữ lại làm giảng viên của Khoa và sau này họ đều là những GS TSKH và đă phát huy tác dụng tốt.

            Năm 1976 trường Đại học Tổng hợp Hà Nội long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập trường cũng là 20 năm thành lập Khoa Toán – Cơ.

            Đất nước thống nhất, uy tín quốc tế của nhà nước được nâng cao. Với tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học của ḿnh Khoa Toán – Cơ vững tin vào hợp tác quốc tế, cùng với việc tiếp tục hợp tác với các trường, viện trên thế giới đă kư kết; Khoa đă mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các trường Lomonoxop. Humboldt, Lodz, Paris, Amsterdam…

Cuối năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20, một số giáo sư Toán học nổi tiếng thế giới đă đến đọc bài giảng tại Khoa như Grothendieck, Malgrange, Fédric Phạm, Lê Dũng Tráng… Và chính họ trực tiếp hướng dẫn để đào tạo một số tiến sỹ toán cho Khoa và Viện Toán.

 

2. Về mặt nghiên cứu khoa học

            Trong giai đoạn này là sự kết hợp thành công giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo. Trước hết là khoa đă tổ chức cho 3 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án  (P)TS ngành Toán và đón nhận những NCS mới.

            Tiếp tục thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng cán bộ được cử đi NCS nước ngoài của Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, nhiều cán bộ Khoa Toán – Cơ được cử làm trưởng các tiểu ban thi NCS. Nhiều cán bộ giảng dạy của Khoa được cử đi thi đă đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi này.

            Việc sinh hoạt đều đặn các seminar bộ môn và liên cơ quan đă hỗ trợ rất lớn cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như tự bồi dưỡng của giáo viên trong Khoa.

            Tiếp tục các đề tài ứng dụng toán học, như nổ ḿn định hướng, cầu dây, cầu phao, nhà dây,…cùng các đề tài nhằm giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt của Khoa Toán – Cơ đă đem lại những kết quả ứng dụng thiết thực được xă hội ghi nhận.

Năm 1981 Khoa Toán – Cơ bước vào năm học thứ 25 với một đội ngũ giáo viên ổn định và giàu năng lực. Năm 1977, GS Chủ nhiệm Khoa Phan Văn Hạp được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và kiêm nhiệm Chủ nhiệm Khoa, Năm 1981 GS Hoàng Hữu Như được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ thay cho GS Phan Văn Hạp.

            Vào những thập kỷ 80 này, đất nước gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quản lư kinh tế, t́nh h́nh kinh tế, xă hội diễn biến rất phức tạp. Chính sách “giá lương tiền” không phát huy tác dụng, lạm phát tăng nhanh. Đồng tiền mất giá một cách chóng mặt. Những khó khăn đó đă tác động trực tiếp đến nhà trường đến Khoa và để lại dấu ấn nặng nề cho Khoa trong giai đoạn này. Giảng viên đời sống quá khó khăn, sinh viên không chịu vào ngành Toán, tâm lư thầy tṛ đều không ổn định.

            Trước hoàn cảnh khó khăn đó GS Chủ nhiệm Khoa đă t́m mọi biện pháp có thể để duy tŕ sự tồn tại của ḿnh mà trọng tâm là đảm bảo đời sống. Dùng các biện pháp phát huy chất xám như biên soạn và xuất bản sách hoặc liên kết với các đơn vị ngoài trường mở các lớp tại chức, thậm chí phải làm những việc phi chuyên môn như làm sơn, chế bột màu, làm nước đá, phích xốp, nước mắm, … nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ Khoa.

            Một hướng khác vừa ích nước vừa lợi nhà trong việc giải quyết khó khăn về kinh tế trong giai đoạn này đi chuyên gia giáo dục cho các nước bạn ở châu Phi; điều quan trọng nhất lúc này là ngoại ngữ. Với vốn ngoại ngữ truyền thống là tiếng Nga, các thầy bây giờ lại chuyển sang sử dụng tiếp Pháp. Bằng năng lực và quyết tâm, gần chục thầy giáo của Khoa đă được mời sang các nước ở châu Phi làm chuyên gia giáo dục với thời gian ít nhất là vài ba năm mỗi người.

            Có thể nói rằng giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước Khoa Toán – Cơ đứng trước những khó khăn thử thách to lớn tưởng chừng khó có thể vượt qua. Chất lượng đào tạo được Khoa cố gắng duy tŕ nhưng không khỏi có phần giảm sút. Kế hoạch đào tạo không được giao tương xứng với khả năng và kinh phí được cấp quá ít ỏi. Sự năng động và đức tính kiên tŕ vượt khó của cán bộ trong Khoa đă giúp Khoa Toán – Cơ đứng vững. Năm 1986 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới, một vài năm sau nghị quyết đi vào cuộc sống, Khoa Toán – Cơ đă có nền tảng quá khứ vững chắc cùng toàn trường Đại học Tổng hợp và toàn xă hội bước vào công cuộc đổi mới đất nước.