CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ: KHOA TOÁN LÀM K HOCH 3

(Bài viết nhân kỉ niệm 60 năm thành lập khoa Toán ĐHTH Hà Nội)

Nguyễn Văn Vinh

Vào giữa những năm 80, đất nước chúng ta rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Với sự cấm vận của Mỹ, cùng với sự quản lí non kém của nhà nước, t́nh h́nh lại trở nên tồi tệ hơn. Một nền kinh tế bao cấp lỗi thời đă đẩy người dân đến cùng cực. Khoa Toán lúc ấy cũng hết sức khó khăn, cán b cơm không đủ no lấy ǵ đủ chất, sut ngày phải xêp hàng để mua những thiết yếu cuộc sống mà nhà nước phân phối cho. Để cải thiện cuộc sống, các anh trong BCN Khoa đă có những quyết định dũng cảm: Làm kế hoạch 3 không dựa vào chuyên môn mà dựa vào cái đầu của ḿnh. Các nhà lănh đạo đă hành động một cách quyết liệt. Với số tiền có được từ cuốn sách toán sơ câp, Khoa đă cải tạo hai ngôi nhà đổ nát thành cơ sở sản xuất sau này. Tôi cũng bât ngờ, giáo sư Hoàng Đức Nguyên lại là một thợ nề cao tay đến thế. Cùng với anh Trương Văn Diệm và Tôn Quôc B́nh, họ là những thợ nề có tài. Khi đă có mặt bằng, một xưởng sản xuất sơn ra đời. Tôi không nh rơ lắm vật liệu gồm những thứ ǵ nhưng rất nguy hiểm dễ cháy. Tôi c̣n nh ca nấu sơn của Đạt và Thư: bất ngờ ngọn lửa bùng lên đên tận mái nhà, may mà nhà mái ngói chứ không th́ hoả hoạn là cầm chc. Các anh ấy đă nhanh tay nhanh chân lấy bao tải chụp kín b́nh nấu sơn. Tôi nói như thế để nói thêm rằng nó là công việc nguy hiểm không khéo mất mạng như chơi. Anh Hoàng Hu Như linh hồn cho những công việc. Đối vi anh, đời sống của anh em trong Khoa đươc cải thiện là anh vui. Chúng tôi ủng hộ anh. Sau này tiến ti, chúng tôi làm xp, mầy ṃ mà từ những hạt xốp nhỏ đă thành những đồ dùng thiết yếu cho cuộc sng. Khi làm toán ta thấy nó đẹp nó mĩ miều và ta yêu nó. Một t́nh yêu va thật vừa ảo, nó như số phc vậy. Nhưng trong cuộc sống, có nhiều niềm vui, cái đẹp mà nhiều người cảm nhận như xem một trận đấu hay giữa MU và MC, như xem tập phim Tui thanh xuân có Nhă Phương và anh chàng diễn viên điển trai người Hàn Quôc đóng. Cái bi kịch lớn nhất của người làm toán là ít người vỗ tay. Nói như viện sĩ nông nghiệp khi ông đến phát biểu hội nghị Toán toàn quc, là ông rât kính nể người làm toán, nhưng ông cũng không hiểu các anh làm ǵ. Điều đó cũng đúng thôi, v́ chúng tôi làm toán mà mấy người hiểu được nhau. Ngay như bổ đề nổi tiếng cúa GS. Ngô Bảo Châu, có lẽ số các nhà toán học Việt Nạm hiểu được chỉ đếm trên đầu ngón tay!

Tôi trở lại vi đề tài kế hoạch 3 của Khoa. Khoa c̣n phát triển lên làm bột màu và thậm chí cả nước mắm nữa chứ. Sau này một số người phê phán, nhưng lúc ấy âu cũng là một giải pháp đáng hoan nghênh và chấp nhận đươc. Chúng tôi, đội ngũ vẫn cầm chắc ngọn bút và viên phấn đă tham gia một cách tích cực vào công việc đó. Bởi v́ nó đảm bảo yên ổn hậu phương và nó hữu dụng cho công việc âm thầm nhưng quyết liêt cho việc di tản yêu nước : Đi Chuyên gia châu Phi. Chúng tôi, những ngụi làm kế hoạch 3 hồi đó, hầu hết là Tiên sĩ và cả Giáo sư nữa, chúng tôi không làm mất ḿnh. Sau này đến hàng chục anh chị em gặp nhau ở châu Âu, châu Phi. Tôi sẽ đề cập tới chủ đề: Cuộc di tản yêu nước trong một dịp khác.

Mùa hè năm 1978, tôi và Anh Hồ Đức Việt lúc, đó đang là phó chủ nhiệm Khoa, được Đảng uỷ ĐHTH cử đi công tác Miền Nam.Tôi rất háo hức cho chuyến đi, bởi v́ sau bao nhiêu năm đất nước bị chia cắt mới thu về một mối. Sau 3 ngày 3 đêm vất vả trên tàu hoả, chúng tôi đặt chân tới Sài G̣n. Thú thực, tôi đă ở Đông Âu nhiều năm tôi vẫn thấy ngỡ ngàng với sự sôi động và hào nhoáng của Sài thành. Tôi cảm thấy như một người nhà quê ra tỉnh. Lúc đó tôi ăn mặc không đến nỗi nào. Này nhé môt quần Âu ximili màu tím than, áo sơ mi Tiệp mang về, chưa sờn cổ. Rât may là tôi được công đoàn phân cho mua 2 m vải đủ may một cái quần. Những quần khác thi đầu gối và mông đă mạng dầy đặc. Người Sài G̣n họ không ṭ ṃ. Cứ nh́n vẻ ngơ ngác của chúng tôi, họ cũng biết là hai anh Việt cộng từ Bắc vào. Họ cũng không nghĩ rằng một trong hai người chúng tôi là anh Hồ Đức Việt sau này trở thành UVBCT và là Trưởng Ban tổ chức TW. Tôi vào Đại học Sài G̣n chỗ anh Tân cán bộ giảng dạy. Anh Tân cũng là cựu sinh viên trường Karlova Praha. Anh Việt đi thăm họ hàng, nghe nói làm to lắm. Ở Sài g̣n 2 ngày. chúng tôi bắt xe đi Nha Trang, tôi vẫn nhớ là đường rất đẹp và tốt, xe chạy rât nhanh, lái phụ nhảy lên nhảy xuống thoăn thoắt. Chúng tôi thuê một pḥng ở ngay bên băi biển. Buổi sáng và tối chúng tôi thấy người dân tấp nập phóng xe đi tắm biển. Tôi có biết đâu nh́n cuộc sống tưởng như b́nh yên biết bao gia đ́nh đang ấp ủ vượt biên đầy nguy hiểm. Ở Nha Trang, tôi t́nh cờ vào một cơ quan tôi biết ngay rằng đă Bắc hoá, trong hội trường những khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng quen biết và nhât là bích báo, đặc sản miền Bắc với rất nhiều bài thơ và khẩu hiệu hô hào. T́nh cờ, tôi được biết một người bạn mà tôi rất có cảm t́nh ở trung tâm học tiếng Teplice bên Tiệp ở đây. Chúng tôi quen nhau bên bàn bóng bàn. Cô bạn theo chồng vào Nam công tác. Tôi vẫn nhớ như in lần cuối chúng tôi gặp nhau bên Tiệp, bạn ấy nh́n tôi rất lâu mà măi sau tôi mới hiểu. Cái nh́n ây đi suốt cuộc đời tôi. Chúng tôi hồi ấy bị cấm yêu nhau, không được xem phim tư bản và như vậy mất đi phần nào của tuổi thanh xuân. Rất tiếc, chúng tôi không gặp nhau bởi v́ sáng hôm sau tôi phải ra Tuy Hoà gặp anh ruột của anh Huỳnh Sum. Anh tiếp chúng tôi thân t́nh. Chúng tôi đi về quê anh. Tôi nhớ là phải đi bộ hàng chục km đường đồi núi. Gia đ́nh anh toàn là người tham gia cách mạng. Tạm biêt Tuy Hoà, chúng tôi ra Đà Nẵng để t́m đường ra Huế và lúc ấy chúng gặp khó khăn về tàu xe. Chúng tôi phải nằm suốt đêm ở sân ga để sáng sớm tham gia vào cuộc chen lấn kinh hoàng để có một cặp vé. Nhà anh Thuỷ Thanh nằm cạnh đường sô 1 cách Huế cũng không xa. Cũng như gia đ́nh anh Sum, đều là gia đ́nh sống chết v́ cách mạng. Ở Huế, chúng tôi gặp gia đ́nh anh Đống, gặp cháu Thu Lê xinh xắn, con anh chị. Được đại học Huế gửi đi nhờ xe của đại học KTQD, chúng tôi ra Hà Nội một cách thuận lợi.

Sau chuyến đi công tác ấy, độ 10 ngày sau tôi lên đường đi NCS và khi trở về th́ anh Việt đă lên Trung ương làm việc. Sau này, chúng tôi cũng ít gặp nhau. Cũng có một lần gặp anh ở cửa hàng phở Giảng Vơ, anh cười và bắt tay tôi, nhưng tôi cảm thấy bàn tay anh rất lạnh. Khi anh mất, cùng với các bạn cựu sinh viên Toán Lư đại học tổng hợp Karlova Praha, tôi có đến viểng anh. Tôi nghĩ rằng anh ra đi cũng không thanh thản ǵ. Nhưng dù sao, anh cũng vươn lên một nhân vật đầy quyền lực và lọt vào một trong 100 nhân vật tiêu biểu của Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi biết điều này trong “Sộp thành Nhà giáo” do GS.TSKH. Trần Văn Nhung tặng.