MỘT VÀI ĐÓNG GÓP THÊM
VÀO BÀI VIẾT
CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN DUY TIẾN
VỀ GIÁO SƯ HOÀNG HỮU NHƯ
GS. TSKH. Nguyễn Duy Tiến, ngoài việc nghiên cứu và giảng dạy toán học liên tục rất tích cực ở trong và ngoài nước, c̣n dành nhiều thời gian và tâm sức để sưu tầm và viết về sự ra đời của các ư tưởng và lư thuyết toán học quan trọng, về lịch sử toán học, về các nhà toán học xuất sắc của Việt Nam và thế giới, về những đồng nghiệp gần gũi của ḿnh, mặc dù đôi khi việc làm này không dễ, v́ những điều tế nhị và quan điểm khác nhau. Đă dính đến việc đánh giá một con người là phức tạp rồi, v́ nó phụ thuộc vào quan hệ, nhận thức của người đánh giá, người được đánh giá và c̣n phụ thuộc cả vào người đọc nữa. Thầy Tiến không ngại chuyện này. Thầy viết theo quan điểm độc lập, khách quan của ḿnh, nhưng cũng rất thoả đáng, có lư có t́nh. Bài viết “Giáo sư Hoàng Hữu Như (1932–2009)” của GS. Nguyễn Duy Tiến, đă được đăng trên Thông tin Toán học, số tháng 3/2011, của Hội Toán học Việt Nam, là một ví dụ.
Tôi cho rằng bài viết về GS. Hoàng Hữu Như của GS. Nguyễn Duy Tiến là một bài viết hay, chân t́nh và thẳng thắn. Nó lột tả được những nét đặc trưng về con người và năng lực của GS. Hoàng Hữu Như. Đă có mười một người làm Chủ nhiệm khoa của Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHQG Hà Nội), kể từ ngày được thành lập (năm 1956) cho đến nay (năm 2011), trong suốt quá tŕnh 55 năm, đó là: GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy, GS. Phan Văn Hạp, GS. Hoàng Hữu Như, GS. Trần Văn Nhung, GS. Nguyễn Duy Tiến, PGS. Phạm Trọng Quát, GS. Đặng Huy Ruận, GS. Phạm Kỳ Anh, GS. Nguyễn Hữu Dư, PGS. Vũ Hoàng Linh (và nay, năm 2016, là PGS. Lê Minh Hà). Điều rất thú vị là CNK đầu tiên và CNK hiện nay đều họ Lê, và cũng chỉ có hai CNK họ Lê mà thôi trong tổng số 12 CNK. Sau Chủ nhiệm khoa “khai quốc công thần”, GS. Lê Văn Thiêm, hai Chủ nhiệm khoa, GS. Hoàng Tụy và GS. Hoàng Hữu Như, hai Ông Hoàng, đă để lại những dấu ấn đặc biệt nhất cho Khoa Toán – Cơ – Tin học và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi không có ư định so sánh hai Ông Hoàng, v́ đă so sánh là khập khiễng, mà để quư vị và bạn đọc tự làm điều đó, nếu muốn, dựa trên cơ sở hiểu biết của chính ḿnh về hai Chủ nhiệm khoa ấn tượng nhất ấy. Mỗi người đều có những cá tính và năng lực riêng của ḿnh, nhưng họ đều giống nhau và giống tám Chủ nhiệm khoa c̣n lại là hết ḷng cống hiến cho sự phát triển của Khoa, của Trường ĐHTH Hà Nội (nay là ĐHQG Hà Nội) và nền toán học Việt Nam. Tất nhiên quan điểm, nhận thức và mức độ cống hiến có khác nhau.
Về GS. Hoàng Tụy th́ nhiều tài liệu trong nước và quốc tế đă
viết, đă vinh danh một cách xứng đáng. Tác giả cũng đă có bài viết trên đây nhan
đề “Những kỷ niệm về GS. Hoàng Tụy”. Những bài
viết của
GS. Hà Huy Khoái về GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy và GS. Fredric Phạm đăng
trên Tạp chí Tia Sáng là những bài hay. GS. Nguyễn Duy Tiến đă có bài viết độc
đáo về GS. Ngô Bảo Châu và sắp hoàn thành bài viết rất công phu về GS. Hoàng
Tụy. Có thể nói, Toán học Việt Nam là một trong các lĩnh vực có nhiều nhà khoa
học ở trong và ngoài nước xuất sắc và nổi tiếng. GS. Hoàng Tụy và GS. Ngô Bảo
Châu là hai ví dụ điển h́nh của Toán học Việt Nam. Có điều thú vị, cả hai đều là
“dân Tổng hợp”: GS. Hoàng Tụy nguyên là Chủ
nhiệm khoa Toán thứ hai c̣n GS. Ngô Bảo Châu nguyên là học sinh chuyên toán khoá
XXII của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. C̣n có thể kể ra nhiều nhà toán học
Việt Nam ưu tú khác nữa, già có, trẻ có, trong nước có, ngoài nước có, nhưng đă
kể ra mà để sót th́ lại là một thiếu sót, một sơ suất. V́ thế chỉ xin nêu hai
trường hợp điển h́nh đại diện cho lớp trẻ và thế hệ lăo thành các nhà toán học
Việt Nam. Trong các lĩnh vực khoa học khác cũng có nhiều người Việt Nam xuất sắc
ở trong và ngoài nước, ví dụ nhà vật lư nổi tiếng trong nước và quốc tế, GS.
TSKH. VS. Nguyễn Văn Hiệu, người được trao Giải thưởng
Hồ Chí Minh đợt đầu (năm 1996) về khoa học công nghệ, Giải thưởng Lê-nin và là
Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ).
Về
GS. Hoàng Hữu Như, tôi rất tâm đắc với bài viết trên đây của GS. Nguyễn Duy
Tiến, chỉ xin bổ sung thêm một vài cảm nhận.
GS. Hoàng Hữu Như là một con người sống có lư tưởng, có niềm tin sắt đá và chí
khí kiên cường của một đảng viên Cộng sản, một nhà toán học, một cán bộ lănh
đạo, xuất phát từ một người lính, một người con của đất học Nghệ – Tĩnh. Anh dám
xả thân che chở và bảo vệ cấp dưới và đồng chí, đồng nghiệp, những người nghe
Anh và trung thành với Anh. Tôi được nghe kể lại ngay từ những năm 1960 tại
Trường Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va (Liên Xô), Anh đă bồi dưỡng, giới thiệu và
kết nạp vào Đảng CSVN những sinh viên năm cuối và NCS trẻ tài năng rồi sau này
trưởng thành như GS. TS. Phan Văn Hạp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTH HN, GS. TSKH.
Đào Huy Bích, Phó Chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ – Tin học, PGS. TS. Nguyễn Hữu Ngự,
Chủ nhiệm Khoa Sau đại học,... Như GS. Nguyễn Duy Tiến đă nói GS. Hoàng Hữu Như
rất ủng hộ GS. Hoàng Hữu Đường và GS. Nguyễn Thừa Hợp bảo vệ thành công luận án
TS rồi TSKH đợt đầu tại Việt Nam. Ngay chính GS. Nguyễn Duy Tiến cũng được
GS. Hoàng Hữu Như ủng hộ và đánh giá cao. Đầu những năm 1970, khi đó tôi mới ra
trường, trong một lần nói chuyện với các giảng viên trẻ, GS. Như “khoe” rằng mặc
dù vừa mới sang Tbilisi làm NCS với GS. N. N. Vakhania, một nhà toán học nổi
tiếng về Lư thuyết xác suất trong không gian Banach, của Liên Xô (cũ), nhưng anh
Tiến được thầy rất tin và c̣n giao cho chữa bài tập, phụ giảng.
Trong quá tŕnh trưởng thành và phát triển của ḿnh, các nhà khoa học trẻ hơn và tài năng sau đây cũng được GS. Hoàng Hữu Như quan tâm, ủng hộ: GS. TSKH. VS. Đào Trọng Thi, GS. TSKH. Nguyễn Văn Mậu, GS. TSKH. Phạm Kỳ Anh, GS. TSKH. Nguyễn Hữu Công, GS. TSKH. Đặng Hùng Thắng, GS. TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS. TS. Nguyễn Hữu Dư,... Cá nhân tôi cũng rất mang ơn GS. Hoàng Hữu Như. Anh là người đă ân cần chỉ bảo và bồi dưỡng tôi trong chuyên môn và trong quản lư. Khi là Chủ nhiệm khoa, Anh bố trí tôi làm Phó Chủ nhiệm khoa (1985-1988) để giúp việc Anh, rồi sau này khi hết nhiệm kỳ Chủ nhiệm khoa của ḿnh, Anh lại ủng hộ và giới thiệu tôi ra làm ứng cử viên để bầu và đă trúng cử Chủ nhiệm khoa (1991-1992). Trong việc giáo dục và học tập của con cái ở cả trong nước và ngoài nước, Anh cũng hay tâm sự với tôi. Trong những ngày cuối đời của Anh, anh Phạm Đăng Long đă cùng tôi đến thăm Anh tại nhà riêng ở Kư túc xá Ḷ Đúc, vẫn căn nhà tập thể cũ kỹ tầng hai, có gặp chị Lan, vợ Anh. Khi đó đă rất yếu mệt, nhưng Anh vẫn nhận ra tôi, khi tôi nắm tay Anh. Ngày Anh tạ thế, các cháu từ nước ngoài về cùng chị Lan và bạn bè thân hữu đă tiễn đưa Anh về nơi an nghỉ cuối cùng, vĩnh biệt một con người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, với Khoa Toán – Cơ – Tin học và Trường ĐHTH HN.
Tuy nhiên, như GS. Nguyễn Duy Tiến đă viết, có những lúc GS. Như quá cả tin vào những việc quá sức. Xin nêu một ví dụ về “việc quá sức”: Biết tôi hay dơi theo tiến độ giải quyết Bài toán lớn Fermat (nhưng rất may chưa bao giờ tôi có ư định giải!), GS. Như thường trao đổi với tôi về sự tiếp cận của Anh đối với Bài toán này. Công cụ chính mà Anh sử dụng là một số kết quả, quy tắc của số học cổ điển và định lư trung b́nh của tích phân. Điều rất lạ và thú vị là “niềm say mê Fermat” từ thầy Hoàng Hữu Như đă lan truyền rất nhanh sang người học tṛ thông minh và chuyên cần tên Nguyễn Ngọc Bường quê Thanh Hoá. Cả hai thầy tṛ đều hăng hái với Fermat bằng công cụ khá cổ điển và sơ cấp, nhưng bằng ḷng tin “cao cấp” và sắt đá. Anh Bường th́ cũng chỉ sử dụng các thuật toán chia hết và tính chất của các số nguyên tố. Một giáo sư Hà Lan, người có am hiểu ít nhiều về Bài toán lớn Fermat, khi sang trao đổi với Khoa Toán, lúc nói chuyện với tôi đă nhận xét về công việc của anh Bường: Một ư chí đáng ghi nhận, nhưng không có ǵ mới, vẫn chỉ xoay quanh các phép biến đổi số học để đưa Bài toán lớn Fermat về các dạng tương đương, nhưng rắc rối hơn dạng ban đầu của nó.
Đă có một số lần tôi “can” GS. Hoàng Hữu Như, khi Anh và anh Bường dành thời gian cho Fermat với niềm tin “sắt đá và đáng yêu”: Thôi Anh đừng dùng các phương pháp sơ cấp và cổ điển cho bài toán này nữa. Suốt ba thế kỷ rưỡi vừa qua, loài người đă huy động biết bao nhiêu phương pháp cổ điển và hiện đại, nhưng vẫn bất lực. Nếu Anh định tiếp tục theo đuổi Fermat th́ Anh cũng cần t́m hiểu thêm để biết hiện nay thế giới họ đă giải quyết đến đâu. Tôi thông báo cho GS. Như rằng năm 1983 nhà toán học xuất sắc người Đức Gerd Faltings đă chứng minh được Giả thuyết Mordell (được nêu ra từ năm 1922), như vậy Bài toán lớn Fermat gần như đă được giải quyết, phương tŕnh Fermat xⁿ + yⁿ = zⁿ với mọi n là số tự nhiên lớn hơn hay bằng 3, không thể có vô số bộ ba nghiệm nguyên (x; y; z) và rằng năm 1994 nhà toán học thiên tài người Anh Andrew Wiles đă giải quyết xong hoàn toàn Bài toán lớn Fermat và khẳng định của Fermat là hoàn toàn đúng. Tôi c̣n nói thêm với anh Như rằng cả hai nhà toán học này đă phải lao động cật lực, liên tục trong nhiều năm liền và huy động những công cụ hiện đại nhất, khó nhất từ nhiều lĩnh vực toán học, như lư thuyết số, h́nh học Diophantine, h́nh học đại số, lư thuyết nhóm, lư thuyết biểu diễn Galois, lư thuyết các đường cong đại số, các đường cong elliptic, các dạng modula,... Tôi c̣n tặng Anh cả cuốn sách “Câu chuyện hấp dẫn về Bài toán Fermat” mà tôi và hai cộng sự vừa dịch xong và mới được xuất bản. Nhưng Anh không mấy quan tâm, vẫn kiên tŕ phương pháp cổ điển của ḿnh và vẫn tin rằng sẽ có con đường “sơ cấp” để giải bài toán “sơ cấp” này. Cả thầy Hoàng Hữu Như và học tṛ giỏi Nguyễn Ngọc Bường đều có chung “niềm tin đáng yêu và sắt đá” như vậy. Cũng không đáng ngạc nhiên lắm, v́ sau khi Andrew Wiles đă giải quyết xong hoàn toàn Bài toán lớn Fermat vào năm 1994 bằng những công cụ toán học tổng hợp và hiện đại nhất của thế kỷ XX, th́ trên thế giới vẫn c̣n có những nhà toán học tài năng thực sự tin rằng có thể có lời giải “sơ cấp và cổ điển” cho bài toán này và cũng rất có thể Fermat đă “t́m được một chứng minh thật tuyệt diệu” như Ông đă từng khẳng định vào năm 1637 bên lề cuốn sách số học của Diophantine. Ai đó chẳng đă từng nói làm khoa học phải biết nghi ngờ đó sao.
Tôi xin nêu một minh chứng cho “nghi ngờ” này: Helen G. Grundman, giáo sư Toán học của Bryn Mawr College, đánh giá cách chứng minh đó của A. Wiles như sau: “Tôi nghĩ là ta có thể nói, vâng, các nhà toán học hiện nay đă bằng ḷng với cách chứng minh Định lư lớn Fermat đó. Tuy nhiên, một số sẽ cho là chứng minh đó của một ḿnh Wiles mà thôi. Thật ra chứng minh đó là công tŕnh của nhiều người. Wiles đă có những đóng góp đáng kể và là người kết hợp các công tŕnh lại với nhau thành cái mà ông đă nghĩ là một cách chứng minh. Mặc dù cố gắng khởi đầu của ông được phát hiện sau đó là có sai lầm, Wiles và người phụ tá Richard Taylor đă sửa lại được và nay đó là cái mà ta tin là cách chứng minh đúng Định lư lớn Fermat”.
Chứng minh mà ta biết hiện nay đ̣i hỏi sự phát triển của cả một lĩnh vực toán học chưa được biết tới vào thời Fermat. Bản thân định lư được phát biểu rất dễ dàng và v́ vậy xem ra có vẻ đơn giản một cách giả tạo; bạn không cần biết nhiều về toán để hiểu bài toán. Tuy nhiên, rồi bạn sẽ nhận ra rằng, cần phải biết rất nhiều về toán mới có thể giải được nó. Vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp rằng liệu có hay không một cách chứng minh Định lư lớn Fermat mà chỉ liên quan tới toán học và các phương pháp đă có vào thời Fermat. Chúng ta không có cách nào trả lời trừ phi ai đó t́m ra được một chứng minh như vậy.
Trần Văn Nhung
Hà Nội, 6/2011
Ghi chú:
Tác giả xin được lượng thứ nếu trong các bài viết trên có những thông tin và nhận định chưa thật chính xác và xin được tiếp thu góp ư để chỉnh sửa, bổ sung. Những nội dung trên đây vừa được in trong cuốn sách Trần Văn Nhung “Sộp thành Nhà giáo”, NXB Giáo dục VN, Hà Nội 2-2016, 796 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm; ISBN 978-604-0-08499-6.